Dịch Vụ Seo Google
Dịch Vụ Seo Google

Internal Link Là Gì? Hệ Thống Link Liên Kết Nội Bộ Như Thế Nào Là Hiệu Quả?

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 1317
Ngày đăng: 28 Tháng Tư, 2024 / Ngày cập nhật: 17 Tháng Hai, 2018

Building link được hiểu là hệ thống link liên kết được xây dựng cho website bao gồm cả các liên kết từ bên ngoài trỏ về cùng với các liên kết bên trong website. Những liên kết từ bên ngoài website trỏ về vốn được nhắc đến khá nhiều vì chúng là đại diện cho chính vai trò, tầm ảnh hưởng của seo offpage. Trong khi đó thì ở chiều ngược lại có vẻ như những link liên kết bên trong website, hay còn gọi là internal link có vẻ như không được quan tâm và xem trọng như vậy. Tuy nhiên có một thực tế cần phải nhìn nhận rằng Internal Link đang đóng một vai trò khá tích cực trong việc cải thiện thứ hạng website cũng như mang đến những chuyển đổi. Xét về vấn đề xây dựng, quản lý, phát triển Internal Link thì nhìn chung Internal Link khá dễ thực hiện và cũng dễ dàng trong vấn đề quản lý. Với những năm kinh nghiệm trong mảng seo của mình Quảng Cáo Siêu Tốc đưa ra lời khuyên dành cho tất cả các bạn đó chính là hãy quan tâm, phát triển hệ thống Internal Link lên trang của mình, điều này mang đến hiệu quả phát triển, cải thiện thứ hạng website cực kỳ tốt

Internal Link Là Gì

Link building là một phần quan trọng trong seo

Ở bài viết này nội dung mà Quảng Cáo Siêu Tốc muốn chia sẻ đến tất cả các bạn đó chính là những thông tin xoay quanh các link liên kết nộ bộ trên trang, cùng với đó là xác định chiến lược xây dựng link liên kết hiệu quả nhất. Các bạn có thể dành thời gian tham khảo nhé!!!

Vậy thì liên kết nội bộ hay Internal Link là gì?

Liên kết nội bộ hay Internal Link là các liên kết bên trong website, nó được đặt trên một trang con trên website và trỏ đến một trang con khác, tất nhiên là các trang con này đều nằm trên cùng một tên miền. Đối với các liên kết này các bạn có thể gắn chúng trên đa dạng các anchor text khác nhau bao gồm gồm văn bản, hình ảnh hay liên kết đặt trong ngay các video . . . Vai trò của các Internal Link này đó chính là điều hướng người dùng đến trang các khác nhau trên website với cụ tiêu gia tăng lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi cũng như là tăng thời lượng tương tác của người dùng trên trang . . .

Song song với các link liên kết nội bộ chúng ta cũng sẽ nhắc sơ qua một chút về các liên kết bên ngoài website, tức là các liên kết từ những trang khác tên miền trỏ về website của các bạn. Những liên kết này được gọi là backlink, vai trò của chúng đó chính là thu hút thêm những lượt truy cập người dùng từ bên ngoài website về trang, thêm vào đó là gia tăng mức độ phổ biến, độ tin cậy, sức mạnh website trong các đánh giá của Google. Website có càng nhiều backlink chất lượng trỏ về sẽ càng được quảng cáo Google giá rẻ đánh giá cao, có được sức mạnh tốt và nhanh chóng cải thiện được thứ hạng trên các trang tìm kiếm Google

Lợi ích thực sự từ Internal Link là gì?

- Hỗ trợ sức mạnh giữa các trang trên website với nhau. Cụ thể một liên kết trỏ từ trang này đến trang khác sẽ góp phần tạo uy tín cho trang nhận link

- Giúp các bạn có thể điều hướng người dùng đến những trang có được lượng truy cập người dùng tốt từ phía người dùng, cụ thể đó chính là điều hướng người dùng đến những trang có được tỷ lệ chuyển đổi cao

- Thúc đẩy các chuyển đổi xuất hiện trên trang thông qua các liên kết Call – To – Action

 Internal Link Là Gì 

Các bạn có thể xây dựng thống link liên kết nội bộ trên trang với nhiều phương án khác nhau

Các loại link liên kết nội bộ trên trang

#1. Những liên kết tác động đến thứ hạng tìm kiếm của website

Ví dụ như khi các bạn đặt một liên kết từ trang X sang trang Y, như vậy có nghĩa là trang X này đã truyền đi một lượng điểm tín nhiệm cần thiết cho trang Y, song song với đó là hỗ trợ sức mạnh cho trang Y, giúp trang Y cải thiện được thứ hạng tìm kiếm. Điểm tín nhiệm này hay còn gọi là độ uy tín mà trang Y có được từ trang X cũng như là tất cả các trang trỏ link về trang Y

Khác với các liên kết từ bên ngoài website trỏ về trang khi chúng góp phần gia tăng độ uy tín website từ chính Domain Rating được truyền đi, điều đó tác động nhanh chóng và tích cực đến thứ hạng website, đây chính là điểm nổi bật của các backlink so với các link liên kết nội bộ trên trang

Internal Link sẽ không giúp website tăng uy tín một cách tổng thể mà thay vào đó chúng chỉ truyền đi điểm tín nhiệm, tạo dựng uy tín giữa các trang với nhau. Điểm số url rating sẽ được truyền đi giữa các trang với nhau và điều đó giúp các trang trên website có thể hỗ trợ nhau trong mục tiêu cải thiện thứ hạng trên các trang tìm kiếm

Chúng ta sẽ làm phép so sánh nhỏ giữa backlink và internal link

+ Đối với từ liên kết từ bên ngoài website trỏ về

- Khó khăn trong vấn đề kiểm soát

- Chỉ số DA trên website được cải thiện, uy tín được truyền từ các trang bên ngoài về

- Tác động trực tiếp đến thứ hạng website trên trang tìm kiếm

+ Đối với các link liên kết nội bộ bên trong website

- Rất dễ dàng xây dựng, kiểm soát, quản lý và các bạn cũng sẽ không mất bất kỳ một khoản phí nào cả

- Các trang tự tạo uy tín cho nhau

- Đóng vai trò trong việc điều hướng người dùng cực tốt trên website

Một số điểm chú ý đối với các Internal Link:

- Trang nhận được càng nhiều các liên kết trỏ về càng có được sức mạnh và độ uy tín cao, lượt truy cập tốt và khả có được thứ hạng cao hơn so với các trang khác

- Các bạn có thể điều hướng người dùng về những trang mang lại hiệu quả kih doanh, từ đó thúc đẩy chuyển đổi

- Trang chủ thường là trang có sức mạnh và độ uy tín cao nhất trên website

Sau khi xây dựng nội dung, kết nối các nội dung trên trang bằng hệ thống các link liên kết nội bộ thì việc cần thiết mà các bạn cần phải làm lúc này là submit website lên Google, đây là một khâu quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp đế tốc độ index các dữ liệu trên trang. Còn về hướng dẫn các submit website lên Google các bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết ở bài viết Hướng Dẫn Submit Website Lên Google Và Các Công Cụ Tìm Kiếm Khác

#2. Liên kết nội bộ điều hướng người dùng đến những trang có tỷ lệ chuyển đổi cao

Bất kỳ website nào cũng sẽ có những trang chủ chốt, mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao, đặc biệt là những trang web bán hàng. Thường đối với các trang web bán hàng hệ thống link liên kết được tạo ra xoay quanh các trang chủ chốt này với mục tiêu hỗ trợ tối đa sức mạnh cho trang, giúp trang có được uy tín, lượng truy cập tốt nhất phục vụ cả mục tiêu bán hàng lẫn seo top

Một website sẽ có một hoặc một vài trang chuyển đổi cao như vậy, con số sẽ là không nhiều và nó sẽ là trnag tiếp nhận liên kết nhiều nhất từ các trang khác. Càng có nhiều liên kết nội bộ trỏ về các trang này sẽ có được lượt truy cập người dùng càng lớn và điều này cũng tác động tốt đến thứ hạng của các trang trên các công cụ tìm kiếm

#3. Liên kết nội bộ Call – To – Action

Là những liên kết nội bộ trực tiếp dẫn đến một hành động của người dùng, khách hàng. Ví dụ như khi nhấp và một liên kết nội bộ cụ thể nào đó trên website khách hàng họ sẽ được chuyển đến một trang con nào đó và trang này là trang chuyển đổi, mang đến lợi ích kinh doanh cho chính các bạn, chủ sở hữu của các website

Để khuyến khích người dùng, khách hàng họ nhấp vào các Internal Link Call – To - Action này các bạn nên có cách thuyết phục người dùng bằng cách đặt link trong các anchor text mang tính chất kêu gọi hành động như Đăng Ký Ngay, Mua Ngay . . .

 Internal Link Là Gì 

Đa dạng các anchor text khi xây dựng hệ thống internal link

Quy tắc xây dựng hệ thống Internal Link hiệu quả nhất

Đối với một trang con trên website các bạn nên đặt số lượng các Internal Link với một số lượng phù hợp trên trang để không bị Google đánh giá là spam. Con số thích hợp là từ 2 – 6 liên kết nội bộ trên một trang, sau đây là quy tắc đặt liên kết nội bộ mà các bạn có thể tham khảo:

- Một liên kết trỏ về trang chủ

- Một liên kết trỏ về trang có nội dung liên quan

- Một liên kết trỏ về danh mục chứa trang

- Một liên kết trỏ về danh mục không chứa nó

 . . . Đây chỉ là quy tắc tham khảo vì còn tùy thuộc vào cách các bạn xây dựng hệ thống Internal Link trên website của mình nữa, mỗi website sẽ có xây dựng hệ thống link liên kết khác nhau.

Ngoài ra những trang được chọn để làm trang nhận liên kết nội bộ nhiều nhất trên trang sau:

- Những trang đang có lượng backlink trỏ về nhiều nhất

- Những trang đang có được chỉ sô UR cao

- Những trang đang có lượng traffic người dùng tốt

- Những trang chứa nội dung chất lượng, dài

- Những trang mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao

- Những trang có khả năng lên top tìm kiếm nhất

Kết luận

Internal Link vẫn luôn là một phần quan trọng trong seo, thế nên các bạn đừng nên xem thường sức mạnh, hỗ trợ từ chính hệ thống link liên kết nội bộ này nhé. Hi vọng sau bài viết các bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin về Internal Link từ đó triển khai các dự án seo tốt hơn. Chúc thành công!!!

Bài viết liên quan

Xây Dựng Internal Link Như Thế Nào Để Cải Thiện Thứ Hạng Từ Khóa Seo?

Trước khi đi tìm vào hướng dẫn cách xây dựng Internal Link sao cho hiệu quả chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một số thông tin, khái niệm về Internal Link. Ở đây Internal Link chính là hệ thống liên kết nội bộ trên một trang web, hệ thống này là sự tổng hợp của các liên kết con, những liên kết này sẽ trỏ đến một trang khác cùng nằm trong một tên miền. Đối với một website, Internal Link có vai trò trực tiếp ...

#1: Cấu Trúc Silo - Làm Thế Nào Để Lên Top Mà Không Cần Backlink ?

Thuật ngữ Silo hóa, hay cấu trúc Silo là một phương pháp nhóm các thông tin liên quan thành những phần riêng biệt trên website. Tương tự như các chương trong một cuốn sách, một silo đại diện cho một nhóm chủ đề hoặc các nội dung cùng chủ đề trên trang web. Các thuật toán của Google liên tục được đổi mới, nhưng theo xu hướng hiện nay (và tương lai)

External Link Là Gì? Bạn Đang Hiểu Như Thế Nào Về External Link?

Khái niệm External Link luôn đi kèm với Internal Link, trong khi Internal Link là những liên kết nội bộ bên trong website, giúp kết nối các trang trên website lại với nhau, hỗ trợ sức mạnh cho nhau, tạo nên một thể thống nhất, thì External Link hay còn gọi là các Outbound Link, nó là tổng hợp của các liên kết từ website của các bạn trỏ đến một website khác trên mạng lưới internet

Hướng Dẫn Cách Viết Featured Snippets Hiển Thị Top 0 Google

Điểm tạo ra lợi thế cho Featured Snippets đó chính là nó giúp bài viết trên website của các bạn dễ dàng nhận được sự quan tâm từ phía người dùng và mức độ thu hút của Featured Snippets cao hơn so với cả vị trí top 1 tìm kiếm. Đó cũng chính là lý do mà ngày nay các seoer vẫn tập trung tối ưu các đoạn nội dung nổi bật trên từng bài viết của mình
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết