Dịch Vụ Seo Google
Dịch Vụ Seo Google

#1: Cấu Trúc Silo - Làm Thế Nào Để Lên Top Mà Không Cần Backlink ?

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 2107
Ngày đăng: 28 Tháng Ba, 2024 / Ngày cập nhật: 06 Tháng Hai, 2020

Khi người dùng gõ một từ khóa bất kì trên các công cụ tìm kiếm, cụ thể nhất là Google, một loạt kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị, trong số đó, những xếp hạng hàng đầu được đặt ở trang nhất, trang hai được xem là một phần thưởng, chứng minh chủ đề của website đó phù hợp với truy vấn của người dùng. Từ đó, bảng giá SEO ra đời với mục tiêu cải thiện website để tăng thứ hạng các từ khóa, cụm từ khóa được nhắm chọn (Những từ khóa này phải thể hiện chủ đề chính của website)

Rất nhiều website hiện nay được xây dựng với những thông tin rời rạc, không liên quan đến chủ đề trung tâm một cách rõ ràng, những website này thường bị nằm ngoài top 100 hiển thị tìm kiếm. Để khắc phục vấn đề này, Silo là một giải pháp đáng giá, bằng cách Silo hóa cấu trúc website, chủ đề của trang sẽ được làm rõ, đặt nền tảng vững chắc để nâng cao thứ hạng các từ khóa liên quan. Về cơ bản, cấu trúc này là một cách xây dựng nền tảng cốt lõi hỗ trợ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Cấu trúc silo là cách xây dựng nền tảng cốt lõi cho website

Silo là cách xây dựng nền tảng cốt lõi giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Cấu trúc Silo là gì?

Thuật ngữ Silo hóa, hay cấu trúc Silo là một phương pháp nhóm các thông tin liên quan thành những phần riêng biệt trên website. Tương tự như các chương trong một cuốn sách, một silo đại diện cho một nhóm chủ đề hoặc các nội dung cùng chủ đề trên trang web. Các thuật toán của Google liên tục được đổi mới, nhưng theo xu hướng hiện nay (và tương lai), các website được xếp hạng cao thường được cấu trúc như một bản luận án tiến sĩ, theo đó, một luận án phải có đủ tiêu đề, tóm tắt, nội dung xác định rõ ràng, sau đó là các nội dung, vấn đề được trình bày để củng cố, làm rõ quan điểm chủ đề của bản luận án, tất cả vấn đề, luận điểm đưa ra đều nhằm một đích hỗ trợ, nhấn mạnh chủ đề chính.

Quy trình xây dựng cấu trúc silo trên website

Việc Silo hóa cấu trúc một website bao gồm quy trình lập kế hoạch ban đầu và các bước triển khai theo trình tự sau:

_ Bước 1:

     Bắt đầu Silo hóa bằng cách xác định chủ đề chính của một trang web, bằng cách trả lời các câu hỏi:

    + Website của bạn muốn hướng đến chủ đề chính nào? Chủ đề nào hiện tại website đang được xếp hạng?

    + Các chủ đề nào có liên quan đến website của bạn? (Nghiên cứu từ khóa)

    + Người dùng đang tìm kiếm nội dung của bạn bằng cách nào? (Các từ khóa chính)

    + Làm thế nào để trình bày các chủ đề một cách rõ ràng?

 _ Bước 2:

Cân nhắc xem bạn có thể xây dựng một cấu trúc silo bằng cách tạo ra các thư mục trên website với các chủ đề liên quan như thế nào, bắt đầu nhóm các chủ đề liên quan vào thư mục để hoàn thành các Silo. Nói một cách đơn giản, hãy tưởng tượng bạn đang cân nhắc để quần áo vào các ngăn tủ riêng biệt, bạn sẽ phải cân nhắc sắp xếp như thế nào là tiện lợi nhất khi cần dùng

Ví dụ: Một số người quyết định để áo riêng một ngăn, quần ở một ngăn khác, trong khi số khác sẽ xếp theo kiểu tách riêng trang phục dạo phố với quần áo mặc ở nhà…Có rất nhiều cách khác nhau, quan trọng là bạn có thể dễ dàng tìm thấy thứ mình muốn bất cứ lúc nào

_ Bước 3:

Xuất bản các content, bài viết có liên quan trong các cấu trúc silo, nên chèn từ khóa mục tiêu vào bài viết, đồng thời phải chắc chắn rằng nội dung phải thu hút, hấp dẫn, mang lại lợi ích cho người đọc

_ Bước 4:

Kiểm tra cẩn thận các liên kết trên toàn bộ website, áp dụng các kĩ thuật xây dựng liên kết, bao gồm cả cấu trúc internal link (Trong bài viết này internal link sẽ được đề cập đến bằng khái niệm silo ảo), external link và backlink để củng cố chủ đề trang web.

 Cấu trúc silo có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau 

Triển khai cấu trúc silo hóa website theo từng bước cơ bản

Bước 1: Bắt đầu xây dựng cấu trúc Silo bằng việc xác định chủ đề trang web

Sứ mệnh của Google theo tuyên bố trên web thông tin chính thức của công ty là “Tổ chức các thông tin trên thế giới và giúp việc truy cập các thông tin này trở nên dễ dàng và hữu ích”. Theo đó, Google sử dụng các thuật toán để dự đoán mức độ liên quan của các chủ đề, từ đó xếp hạng dựa trên độ liên quan của các website với chủ đề đó

Bằng cách nghiên cứu từ khóa dựa trên kết quả tìm kiếm có sẵn và tìm hiểu cách xây dựng nội dung của những trang được xếp hạng cao, bạn sẽ hiểu được các tiêu chuẩn xếp hạng của thuật toán đối với chủ đề đó và cách “highlight” chủ đề của website cùng ngành đã được chứng minh có hiệu quả thực tế

Cấu trúc Silo không phải là yếu tố quyết định giúp bạn xếp “top”, nhưng nếu bỏ qua nó, bạn sẽ lỡ mất một lợi thế mà có thể đối thủ đã, đang hoặc sẽ tận dụng để vượt mặt website của bạn

Toàn bộ quá trình bắt buộc phải bắt đầu từ việc tìm ra chủ đề cụ thể của trang web. Hãy tưởng tượng, hầu hết các website hiện nay giống như một lọ bi, trong đó lẫn lộn bi xanh, bi trắng, bi vàng như hình minh họa dưới đây, trong khi các công cụ tìm kiếm chỉ có thể hiểu được nếu bạn phân loại rõ ràng bi xanh, bi vàng, bi trắng…Nghĩa là các đối tượng phải được tách biệt thành từng phần khác nhau

 Cấu trúc Silo giúp khắc phục điểm yếu của các website thông thường 

Cấu trúc phổ biến của một website thông thường

Trong lọ trên, các loại bi xanh, đỏ, vàng trộn lẫn với nhau không theo thứ tự nào cả, do đó không có viên bi nào trong lọ nổi bật, bằng cách tách từng nhóm bi có màu giống nhau vào các lọ riêng biệt, chúng ta sẽ có các lọ đựng toàn bi xanh, bi vàng hoặc bi đỏ

 Cấu trúc silo làm rõ chủ đề website mà không cần nhiều web khác nhau 

Cấu trúc tượng trưng cho cách xây dựng hệ thống website

Tuy nhiên, nếu muốn để tất cả bi trong một chiếc bình duy nhất, chúng ta vẫn có thể phân loại màu của các loại bi thành các nhóm riêng biệt như hình minh họa dưới đây:

 Cấu trúc silo như hình minh họa cho phép đưa nhiều chủ đề vào cùng một website 

Cấu trúc silo cho phép đưa nhiều chủ đề liên quan vào một website duy nhất

Như vậy, hỗn hợp lộn xộn ở hình đầu tiên là một webiste phổ biến thường thấy, và khả năng cao là nó sẽ chìm trong hàng triệu kết quả tìm kiếm cùng chủ đề. Phân loại ba lọ riêng biệt đại diện cho phương pháp sử dụng nhiều trang độc lập để tập trung SEO chủ đề chính ở từng trang. Cuối cùng, chiếc bình ở hình thứ ba tương tự như một website với các chủ đề được phân tách thành các danh mục theo chủ đề (Silo) cụ thể. Để xây dựng website như chiếc bình thứ ba, chúng ta sẽ bắt đầu giải đáp từng câu hỏi được nêu ra.

Nếu các bạn đang muốn kiếm tiền từ các video trên Youtube, hãy tìm hiểu ngay xem với một 1000 view trên Youtube được bao nhiêu tiền ? Khi đó các bạn sẽ dễ dàng xác định được hướng đi tốt cho mình

1.1 Chủ đề chính nào mà website đang được xếp hạng?

Để có câu trả lời chính xác, bạn có thể bắt đầu kiểm tra từ những nguồn sau đây:

+ Đánh giá phân tích từ những lượt truy cập hiện có trên website

+ Phân tích kết quả từ các chiến dịch quảng cáo

+ Phân tích từ khóa

Thông tin từ mỗi nguồn sẽ cho chúng ta biết lịch sử truy cập web từ người dùng, mục đích họ tìm đến website của bạn và cách họ phát hiện ra website, những dữ liệu này không trực tiếp giải đáp được câu hỏi tại sao những từ khóa mục tiêu không thể xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm, nhưng chúng cho biết công cụ tìm kiếm đang “phân loại” website của bạn thuộc chủ đề nào, đó có phải là chủ đề mục tiêu mà website muốn hướng đến (hoặc tạo các Silo hỗ trợ làm nổi bật) hay không.

1.1a Đánh giá phân tích từ những lượt truy cập hiện có trên website

Các công cụ được sử dụng phổ biến nhất (bao gồm miễn phí và có tính phí) để phân tích website có thể kể đến là Google Analytics, Omniture hoặc ClickTracks, chúng cho phép bạn tải xuống lịch sử truy cập và những thông tin quan trọng về khách truy cập website trong những khoản thời gian cụ thể, qua đó có thể thống kê được các từ khóa, cụm từ khóa nào đưa người dùng đến website của mình, từ khóa nào được tìm kiếm phổ biến nhất (Trong website), lượt truy cập, các dấu hiệu phản hồi của người dùng đối với một bài viết cụ thể (Họ thường truy cập các page nào trong trang, ở lại đó bao lâu, tỉ lệ thoát trang là bao nhiêu…)

1.1b Số liệu phản hồi từ dịch vụ quảng cáo

Một số liệu hữu ích khác không thể bỏ qua là các số liệu từ chiến dịch quảng cáo từ khóa, bằng cách trả tiền để website được hiển thị khi người dùng tìm kiếm một từ khóa cụ thể (Thường là các từ khóa liên quan đến chủ đề của website), bạn có thể biết được phản ứng từ người dùng bằng cách nhìn vào Điểm Chất Lượng, và lượt traffic thực tế trên mỗi từ khóa chạy quảng cáo  

1.1c Nghiên cứu từ khóa

Phương pháp cuối cùng để khám phá ra chủ đề quan trọng nhất của website là trực tiếp hỏi người chủ của website đó. Một người kinh doanh sản phẩm cũng là người hiểu rõ nhất về sản phẩm của mình, bằng cách khai thác thông tin từ họ, bạn có thể nắm được những từ khóa nào là quan trọng nhất, cho phép tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả nhất

Ví dụ: Phần lớn chúng ta nghĩ rằng Đông Trùng Hạ Thảo là sản phẩm tăng cường sinh lực cho đàn ông, cho nên khi nhận dịch vụ quảng cáo, nếu không tham khảo ý kiến của khách hàng, các công ty thường chọn đối tượng nam giới, nhưng trên thống kê thực tế, phụ nữ nội trợ, văn phòng lại có xu hướng quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn, rất nhiều khách hàng nữ mua sản phẩm cho cả gia đình dùng, hoặc bổ sung dinh dưỡng để bù lại việc ăn uống không điều độ do phải đi làm cả ngày….

 Cấu trúc Silo bao gồm cả quá trình nghiên cứu từ khóa 

Nghiên cứu từ khóa là bước không thể thiếu trong quy trình SEO cũng như Silo hóa

1.2 Nghiên cứu từ khóa

Sau khi hoàn thành bước trên, bạn đã có một danh sách khoảng 10 – 100 cụm từ khóa phù hợp nhất với sản phẩm/ dịch vụ của công ty, hãy bắt đầu nghiên cứu từ khóa. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của quy trình này là mở rộng danh sách hiện tại càng nhiều càng tốt. Từ những keyword cốt lõi, hãy tìm những chủ đề liên quan bằng cách sử dụng công cụ phân tích từ khóa để xác định tất cả các từ đồng nghĩa, thậm chí những từ khóa có vẻ không liên quan nhưng có thể mang đến nguồn traffic ổn định cho trang web

Về cơ bản, các công cụ phân tích từ khóa hoạt động bằng cách phân tích danh sách keyword cốt lõi ban đầu, chúng sẽ đưa ra hàng loạt kết quả có liên quan mà người dùng cũng tìm kiếm cùng những số liệu liên quan, ví dụ lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng của từ khóa đó là bao nhiêu, độ khó ước lượng,…Về cơ bản, với mỗi keyword gốc, bạn sẽ thu được khoảng 10 – 100 từ khóa đồng nghĩa có liên quan, bạn cần loại bỏ kết quả trùng lặp và những từ khóa không hiệu quả (Có lượt tìm kiếm quá thấp hoặc không ổn định)

Sau khi hoàn thành những bước trên, bạn đã giải đáp được hai câu hỏi:

+ Chủ đề chính mà website đang được xếp hạng?

+ Chủ đề mục tiêu nào vẫn chưa được xếp hạng trong kết quả tìm kiếm?

1.3 Người dùng đang tìm kiếm nội dung của bạn bằng cách nào?

Có một sự thật là thực tế thường khác xa lí thuyết, những ý tưởng trên giấy liệu có thể mang lại hiệu quả khi áp dụng thực tế không? Hãy tạm bỏ qua danh sách nghiên cứu từ khóa vừa hoàn thành và nhìn vào thực tế trên các website

Như đã đề cập, bằng cách sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics và Google Master Tool, bạn có thể biết được những từ khóa nào đang đưa phần lớn người dùng đến website của mình, tiếp tục kết hợp với các công cụ khác như Ahref, bạn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các website của đối thủ, từ đó đưa ra đặc điểm chung của các trang web hàng đầu, những từ khóa tiềm năng sẽ xuất hiện khi được sàng lọc theo cách này, theo đó bạn sẽ xây dựng cấu trúc silo bằng cách lấy những từ khóa đó làm trọng tâm

Cuối cùng, hãy tận dụng các công cụ tìm kiếm để tham chiếu trực tiếp, cụ thể ở đây là Google, bằng cách sử dụng lệnh “site: địa chỉ website” và “link: địa chỉ website”, bạn có thể lọc được kết quả của công cụ tìm kiếm. Tính đến hiện tại, hai yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng trong Google là số lượng page cùng chủ đề mà một website A có, và số lượng, chất lượng backlink từ những website khác có chủ đề liên quan tham chiếu về website A, sau đó tạo một biểu đồ thể hiện sự tương phản (tương đồng) giữa website của bạn và đối thủ cạnh tranh.

1.4 Làm thế nào để trình bày các chủ đề liên quan trên website một cách rõ ràng?

Sau khi làm theo các bước trên, cơ bản bạn đã có đủ thông tin để xây dựng cấu trúc silo cho website của mình, đồng thời hiểu được cách xây dựng website của các đối thủ cạnh tranh hàng đầu. Ở thời điểm này, trước tiên bạn nên làm cho website của mình tốt như đối thủ cạnh tranh,  nbước sau đó là làm cho website tốt hơn so với đối thủ. Bạn muốn công cụ tìm kiếm thấy rằng ở chủ đề liên quan, website của bạn là sự lựa chọn hàng đầu trong số các đối thủ ngang tầm. Để làm được điều này, đừng quên xác định lại các từ khóa được đưa vào silo có còn khoảng trống nào không, còn từ khóa liên quan nào chưa được SEO trong các bài viết trên website không

Có nhiều cách để làm nổi bật chủ đề website một cách rõ ràng, giúp phân loại, thể hiện danh mục nào là chính, danh mục nào phụ theo ý muốn của bạn. Cấu trúc cơ bản dưới đây là một ví dụ đơn giản điển hình

 Cấu trúc silo dạng đơn giản nhất 

Cấu trúc Silo dạng đơn giản nhất

Hoặc, Biểu Đồ Tổ Chức Chủ Đề cũng là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong các ứng dụng tạo sơ đồ, nó cho phép giải thích một cách trực quan chủ đề trọng tâm của website

Cấu trúc silo theo dạng tạo cây thư mục

Biểu Đồ Tổ Chức Chủ Đề hay còn gọi là tạo cây thư mục con để đưa các chủ đề liên quan vào một cấu trúc silo

Liên quan đến Seo các bạn có muốn biết rằng Google nghĩ như thế nào về Seo ở thời điểm hiện tại hay không ? Nếu có hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc đi tìm hiểu ngay nhé

Bước 2: Triển khai cấu trúc Silo cho website một cách hợp lí

Sau khi xác định được chủ đề chính và các chủ đề phụ có liên quan, đây là lúc áp dụng vào website theo cách rõ ràng nhất. Tạo ra các silo trên toàn bộ website dựa trên các từ khóa, cụm từ khóa xác định trước đó là cách “highlight”, làm nổi bật chủ đề của trang web đối với công cụ tìm kiếm và cả người dùng

Có hai phương pháp silo hóa một website: Các Silo vật lí và Silo ảo. Cả hai cho phép chủ sở hữu website phân loại các chủ đề có liên quan chặt chẽ thông qua chiến lược xây dựng liên kết nội bộ. Dù quyết định áp dụng kiểu Silo nào, lời khuyên quan trọng là bạn nên thiết kế vài tùy chọn silo mẫu trước khi áp dụng lên website, cách này cho phép bạn có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình thiết kế

2.1 Làm nổi bật chủ đề website bằng Silo vật lí

Silo vật lí, hay Silo dạng thư mục là cách nhóm các nội dung có liên quan vào một cây thư mục riêng. Cần tối thiểu năm trang nội dung để nhóm vào một chủ đề và mỗi trang phải được đặt tên để làm nổi bật chủ đề đó. Nếu không có một cấu trúc silo thư mục rõ ràng, người dùng và công cụ tìm kiếm sẽ dễ bị lạc trong website, điều này sẽ làm website mất rất nhiều traffic và dễ bị xếp ngoài top 100 kết quả tìm kiếm

Hãy tưởng tượng các silo vật lí giống như các ngăn tủ đựng quần áo. Để tìm được ngay thứ mình muốn, mọi thứ phải được sắp xếp một cách thích hợp, chỉ khác thực tế một chút là trong trường hợp này, bạn phải dán lên tủ chủ đề của từng ngăn, ví dụ ngăn đựng giày, ngăn để áo…Điều này có nghĩa là nếu bạn có một trang web chuyên về dịch vụ quảng cáo, tất cả các page thuộc dịch vụ quảng cáo Google sẽ được nhóm lại vào một silo, tương tự, tất cả các page có chủ đề Facebook ads sẽ được nhóm lại ở một silo khác, cả hai không được lẫn lộn với nhau, theo nguyên tắc cơ bản của cây thư mục

 Cấu trúc silo được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp

Dạng Silo vật lí trên thực tế được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp

Một silo dịch vụ quảng cáo Google có thể được nhóm kiểu như vầy:

Quangcaosieutoc.com/quangcaogoogle/quang-cao-google-adwords

Quangcaosieutoc.com/quangcaogoogle/quang-cao-google-remarketing

Quangcaosieutoc.com/quangcaogoogle/quang-cao-google-display

Trong ví dụ trên, mỗi page đều được đặt tên để công cụ tìm kiếm nhận ra các trang này có cùng chủ đề là dịch vụ quảng cáo Google, mỗi tùy chọn trong thư mục đều có liên quan đến các loại hình quảng cáo của Google, liên kết như thế này sẽ làm nổi bật các chủ đề có liên quan, đồng thời góp phần làm rõ chủ chính là dịch vụ quảng cáo của website

Hầu hết các trang web có thể bao phủ toàn bộ chủ đề có liên quan mà không cần tách ra quá nhiều thư mục. Nếu nhận thấy rằng dịch vụ quảng cáo Google adwords có thể tách ra thành những dịch vụ cụ thể hơn, bạn có thể tạo ra các thư mục con, tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên giới hạn ở mức 2 – 3 tầng ở mỗi silo, các thư mục con cho bạn nhiều không gian hơn để tận dụng từ đồng nghĩa. Nhóm các nội dung càng liên quan đến chủ đề, bạn càng có cơ hội nâng cao vị trí xếp hạng từ khóa mục tiêu, bao gồm cả các từ khóa ngắn và từ khóa dài.

2.2 Làm nổi bật chủ đề website bằng cấu trúc Silo ảo

Thế giới Internet được xây dựng từ một loạt các trang web được kết nối với nhau bằng các siêu liên kết. Một website vừa là một bộ phận cấu thành Internet, thành viên của mạng lưới tổng thể, nhưng đồng thời bản thân nó cũng chứa mạng lưới riêng của mình. Nhiệm vụ chính của các công cụ tìm kiếm là cố gắng tổng hợp thông tin trên các trang web riêng rẻ thành các nhóm nội dung theo chủ đề, các công cụ tìm kiếm xem liên kết (link) là một tín hiệu mạnh mẽ để đo lường mức độ liên quan

Các silo ảo được xây dựng bằng cách sử dụng cấu trúc liên kết chéo (internal link) để tạo ra các chủ đề riêng biệt. Nói cách khác, chủ đề của trang cấp 1 sẽ được các trang cấp 2, cấp 3 cùng chủ đề hỗ trợ làm rõ. Silo ảo là sự lựa chọn hiệu quả nhất đối với các website đã được xây dựng theo một cấu trúc cố định mà không muốn thay đổi kiến trúc web

Trong một silo ảo, mỗi trang hỗ trợ cấp 2, cấp 3 vừa liên kết với trang cấp 1 của chủ đề, đồng thời cũng được liên kết với các trang hỗ trợ cấp 2, cấp 3 cùng chủ đề còn lại, theo đó, chủ đề của silo sẽ được làm nổi bật bởi kiểu liên kết chéo giữa các trang, bằng cách ảo hóa, các trang không bắt buộc phải nằm trong cùng một thư mục, mà chỉ cần tận dụng bằng cách sử dụng internal link

Ví dụ: Giả sử bạn muốn tạo ra một silo ảo cho dịch vụ quảng cáo Google bằng cách sử dụng ba trang sau đây làm trang hỗ trợ:

Quangcaosieutoc.com/quangcaogoogle/quang-cao-google-adwords

Quangcaosieutoc.com/quangcaogoogle/quang-cao-google-remarketing

Quangcaosieutoc.com/quangcaogoogle/quang-cao-google-display

Để tạo ra silo ảo, tất cả các trang này sẽ liên kết đến trang đích giới thiệu về quảng cáo Google, thao tác này cho các công cụ tìm kiếm biết rằng những trang trên có liên quan và hỗ trợ chủ đề được trình bày trong trang đích, đồng thời mỗi trang trên cũng phải liên kết đến hai trang hỗ trợ còn lại. Cách đơn giản nhất để thực hiện là đặt link điều hướng trên trang. Giả sử nếu bắt buộc phải liên kết đến một trang có chủ đề không liên quan mấy, bạn nên đặt thuộc tính liên kết theo cấu trúc rel = “nofollow” đây là tín hiệu thông báo cho công cụ tìm kiếm rằng: “không theo liên kết cụ thể này”, như vậy Google sẽ không chuyển PageRank hoặc chuỗi kí tự liên kết (anchor text) với những liên kết nofollow.

Bước 3: Xuất bản nội dung đa dạng hóa từ khóa trên mỗi silo

“Content is King,” đây là câu nói quen thuộc trong giới SEO, ít nhất đó là những gì chúng tôi tin tưởng trong suốt những năm qua. Nhưng sự thật là Content chỉ có thể là King nếu đáp ứng được một số nguyên tắc trước khi được xem là đáng giá. Ngoài việc cần một chút năng khiếu, phần lớn tác giả đều cần luyện tập trong một khoảng thời gian dài, đó là cách tạo những nội dung thu hút, mang lại giá trị cho người đọc. Ngoài ra, content phải đáp ứng được các tiêu chuẩn mà công cụ tìm kiếm đưa ra

3.1 Yêu cầu nội dung trên cấu trúc Silo

Bước đầu tiên để tạo ra các nội dung làm phong phú từ khóa, từ đó bổ trợ làm nổi bật cho các silo trên website, là phải xem xét cần viết bao nhiêu content để cạnh tranh được với những website xếp hạng cao. Đặc biệt trong các lĩnh vực cạnh tranh gắt gao, một bài riêng rẽ duy nhất sẽ không đủ để đưa từ khóa lên top, bằng cách xác định được chính xác số lượng content cần thiết để nâng thứ hạng, bạn có thể hình dung rõ hơn quá trình xây dựng nội dung trong các silo để giữ mọi thứ phát triển đúng hướng

Làm thế nào để xác định được bao nhiêu nội dung là đủ? Hãy tận dụng các truy vấn đặc biệt của Google, kết hợp với các công cụ phân tích website

Bằng cách sử dụng các truy vấn đặc biệt của Google khi tìm kiếm thông tin, bạn sẽ thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích, ví dụ như website của đối thủ có bao nhiêu trang được index, trong đó có bao nhiêu trang liên kết về một chủ đề cụ thể….bằng cách tìm hiêu thêm tại https://support.google.com/websearch/answer/2466433?hl=en&visit_id=1-636618860330098258-1548179285&rd=1. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu vài truy vấn được sử dụng phổ biến nhất.

3.1.a Cấu trúc site: + Cụm từ khóa

Truy vấn đầu tiên là lệnh “site:” kết hợp một cụm từ khóa cụ thể, cho phép bạn xác định được website đó hiện đang có bao nhiêu page đang SEO cùng một cụm từ khóa cụ thể

Ví dụ: site:quangcaosieutoc.com quảng cáo facebook

3.2.b Cấu trúc Allintitle

Toán tử “Allintitle: cụm từ khóa” giúp xác định được số lượng page đã được index sử dụng cụm từ khóa trong tiêu đề

Ví dụ: allintitle: Ý tưởng gây quỹ.

 Cấu trúc silo ảo hay còn gọi là internal link 

Nội dung là yếu tố quyết định hiệu quả cuối cùng

3.2 Viết nội dung dựa trên kết quả phân tích

Đọc đến đây, bạn đã nắm trong tay danh sách từ khóa tiềm năng mang lại lượt traffic thực tế, số lượng bài viết cần thiết để đẩy từ khóa lên top, việc cuối cùng là triển khai các từ khóa đó vào bài viết mang lại giá trị cho người đọc, mọi thứ sẽ trở thành vô nghĩa nếu nội dung không đủ thu hút, hoặc spam từ khóa, hoặc copy nội dung có sẵn...Thậm chí ngay cả khi bài viết được công cụ tìm kiếm xếp thứ hạng cao khi vừa update, nhưng người dùng cảm thấy nội dung không hấp dẫn, họ sẽ thoát trang ngay, theo đó, tỉ lệ thoát trang tăng cao sẽ đưa mọi nỗ lực về con số 0 tròn trĩnh.

Bài viết liên quan

Cách SEO Hình Ảnh Lên Top Google Hiệu Quả Nhất

Khi người dùng tìm kiếm hình ảnh trên Google Search hình ảnh, họ cần nhấp vào bức hình đó để xem với kích thước lớn, đi kèm với hình ảnh được nhấp vào luôn có một nút truy cập website, bằng cách bấm nút này, họ sẽ được chuyển hướng đến website mà hình ảnh được lưu trữ, biến lượt nhấp thành một lượt truy cập không phải trả tiền. Vậy mục tìm kiếm này tiềm năng đến mức nào?

Hướng Dẫn Cách Viết Bài PR Sản Phẩm Thuyết Phục, Thu Hút Nhất

Sau tất cả, tôi và bạn đều hiểu rằng cách viết một bài Pr sản phẩm thực sự quan trọng như thế nào, những thứ quan trọng thường không thể thực hiện một cách dễ dàng, vậy tại sao ở đầu bài viết tôi lại đề cập đến từ “dễ dàng”? Tin mừng là chỉ cần vận dụng những quy tắc cơ bản được giới thiệu trong bài viết dưới đây, cộng với sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, ai cũng có thể viết được một thông cáo ...

Xây Dựng Internal Link Như Thế Nào Để Cải Thiện Thứ Hạng Từ Khóa Seo?

Trước khi đi tìm vào hướng dẫn cách xây dựng Internal Link sao cho hiệu quả chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một số thông tin, khái niệm về Internal Link. Ở đây Internal Link chính là hệ thống liên kết nội bộ trên một trang web, hệ thống này là sự tổng hợp của các liên kết con, những liên kết này sẽ trỏ đến một trang khác cùng nằm trong một tên miền. Đối với một website, Internal Link có vai trò trực tiếp ...

Internal Link Là Gì? Hệ Thống Link Liên Kết Nội Bộ Như Thế Nào Là Hiệu Quả?

Liên kết nội bộ hay Internal Link là các liên kết bên trong website, nó được đặt trên một trang con trên website và trỏ đến một trang con khác, tất nhiên là các trang con này đều nằm trên cùng một tên miền. Đối với các liên kết này các bạn có thể gắn chúng trên đa dạng các anchor text khác nhau bao gồm gồm văn bản, hình ảnh hay liên kết đặt trong ngay các video . . .
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết

0