GDN là gì? Tổng hợp thông tin về Google Display Network 2020
Google GDN là viết tắt của hình thức quảng cáo Google Display Network. Với hình thức này, quảng cáo sẽ xuất hiện trên mạng hiển thị Google. Nếu bạn quan tâm đến GDN, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu tất cả thông tin về hình thức quảng cáo này nhé
Google GDN là gì ? Google Display Network là gì ? Tìm hiểu ngay |
1. TÌM HIỂU VỀ GOOGLE GDN
1.1 GDN là gì ?
Google Display Network là gì ? Quảng cáo GDN là gì ? Chạy GDN là gì ? Thì đây đều là các câu hỏi xoay quanh hình thức quảng cáo mạng hiển thị Google nhé các bạn
GDN viết tắt của Google Display Network. GDN là một hệ thống bao gồm nhiều website, và những website này đều là đối tác nội dung của Google
1.2 Quảng cáo GDN là gì ?
Lúc này, Google có quyền phân phát quảng cáo lên các website này. Quảng cáo sẽ hiển thị ở nhiều dạng khác nhau như: banner, văn bản, video. Đó gọi là quảng cáo GDN hay quảng cáo Google Display Network
2. VỊ TRÍ HIỂN THỊ QUẢNG CÁO GDN
Đối với Google GDN, các bạn có thể hiển thị quảng cáo của mình trên mọi nền tảng website, app di động hay video. Khi chúng đang là đối tác nội dung của Google
Ví dụ:
- Quảng cáo GDN hiển thị trên các website tin tức, chia sẻ thông tin
- Quảng cáo GDN hiển thị trên các app di động mà người dùng tải về máy
- Quảng cáo GDN hiển thị trên nền tảng video Youtube
Nói cách khác, với hệ thống mạng hiển thị lên đến 2 triệu website, chưa tính App và Youtube. Nhà quảng cáo hoàn toàn có thể tiếp cận với gần 90% người dùng internet. Vấn đề ở đây chỉ còn là ngân sách, và sàn lọc hiển thị quảng cáo đến những khách hàng tiềm năng nhất mà thôi
Quảng cáo sẽ hiển thị nhiều vị trí khác nhau trên website |
3. QUẢNG CÁO GDN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?
Nền tảng mảng hiển thị đã có, bây giờ, các bạn cần biết quảng cáo Google Display Network hoạt động, hiển thị như thế nào đúng không
Cụ thể thì quảng cáo GDN sẽ hiển thị theo:
- Ngữ cảnh: Ngữ cảnh ở đây bao gồm từ khóa và chủ đề mà bạn chọn. Google sẽ dựa vào đây để sàn lọc ra những website, app có nội dung liên quan để hiển thị quảng cáo của bạn
- Target chính xác website: Google cũng hỗ trợ các bạn chọn đúng website muốn hiển thị quảng cáo nếu muốn. Khi đó, nếu số website bạn chọn ít, giá quảng cáo sẽ cao, và ngược lại chọn nhiều giá quảng cáo sẽ giảm
- Remarketing: Tức là tiếp thị lại. Quảng cáo Google GDN sẽ hiển thị bám đuôi theo những khách hàng đã từng truy cập web của bạn. Khi họ truy cập các nền tảng web, app, video thuộc mảng hiển thị Google
4. ĐỊNH DẠNG HIỂN THỊ GOOGLE DISPLAY NETWORK
Đối với Google GDN thì định dạng quảng cáo hiển thị sẽ bao gồm:
- Văn bản: Quảng cáo hiển thị dạng văn bản với chuỗi ký tự
- Hình ảnh: Quảng cáo hiển thị dạng banner nhiều kích thước khác nhau
- Video: Quảng cáo hiển thị dạng video trên Youtube, hoặc video trên web, app
- Media: Quảng cáo hiện thị dạng hoạt ảnh, carousel . . .
Ở 2 định dạng hiển thị là hình ảnh và media thì tỷ lệ khách hàng nhấp vào quảng cáo sẽ thường cao hơn gấp 2 lần so với dạng quảng cáo văn bản
Ngoài ra, khi quảng cáo các bạn hoàn toàn có thể thiết kế những bộ banner quảng cáo riêng của mình. Trong trường hợp không tự thiết kế được, bạn có thể sử dụng banner quảng cáo do Google hỗ trợ tạo cho bạn nhé
Quảng cáo GDN cũng có thể hiển thị trong video Youtube dạng văn bản như thế này |
5. KÍCH THƯỚC HIỂN THỊ QUẢNG CÁO GDN
Mỗi website, app nằm trong mảng hiển thị Google đều được thiết kế sẵn các vị trí có thể hiển thị quảng cáo. Đồng thời, những vị trí này sẽ tuân thủ các kích thước do Google đưa ra. Tất nhiên, nếu bạn là nhà quảng cáo, bạn cũng cần thiết kế các quảng cáo theo những kích thước này nhé
5.1 Hình chữ nhật & Hình vuông
Tên Banner | Kích Thước |
Vuông nhỏ | 200*200 px |
Chữ nhật dọc | 240*400 px |
Vuông | 250*250 px |
MH rộng gấp 3 | 250*360 px |
Chữ nhật trong dòng | 300*250 px |
Chữ nhật lớn | 336*280 px |
Netboard | 580*400 px |
5.2 Hình chữ nhật đứng
Tên Banner | Kích Thước |
Chữ nhật đứng | 120*600 px |
Chữ nhật cao & rộng | 160*600 px |
QC 1/2 trang | 300*600 px |
Thẳng đứng | 300*1050 px |
5.3 Hình chữ nhật nằm
Tên Banner | Kích Thước |
Banner | 468*60 px |
Chữ nhật dài | 728*90 px |
Banner đầu trang | 930*180 px |
Chữ nhật dài lớn | 970*90 px |
Bảng Billboard | 970*250 px |
Toàn cảnh | 980*120 px |
5.4 Di động
Tên Banner | Kích Thước |
Banner di động | 300*50 px |
Banner di động | 320*50 px |
Banner di động lớn | 320*100 px |
6. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CHẠY GDN LÀ GÌ ?
6.1 Ưu điểm
A. Đa dạng quảng cáo: Bạn có thể hiển thị quảng cáo theo nhiều định dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, media
B. Tiếp cận: Khả năng tiếp cận khách hàng lớn, rộng, hỗ trợ phát triển thương hiệu tốt
C. Điều chỉnh: Điều chỉnh, thay đổi thông điệp quảng cáo nhanh chóng, dễ dàng
D. Target khách hàng: Theo từ khóa, chủ đề liên quan
E. Khai thác khách hàng cũ: Chạy GDN Remarketing tiếp thị lại khách hàng cũ
F. Hỗ trợ làm seo: Traffic, mức nhận diện thương hiệu cũng hỗ trợ seo top google hiệu quả
G. PR sản phẩm: Nếu bạn có sản phẩm mới, Google Display Network sẽ hỗ trợ bạn tích cực trong khâu giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
6.2 Nhược điểm
A. Không kiểm soát vị trí hiển thị
Quảng cáo GDN hiển thị theo cơ chế ngẫu nhiên, điều này đồng nghĩa rằng nhà quảng cáo không thể hoàn toàn kiểm soát vị trí quảng cáo
B. Cạnh tranh cao
Không chỉ bạn, mà rất nhiều nhà quảng cáo khác cũng đang đổ tiền vào chạy GDN như vậy. Vậy nên mức cạnh tranh khi chạy Google Display Network cũng đang được đẩy lên mức cao. Đây cũng là một điểm không được đánh giá cao ở GDN
C. Cần ngân sách lớn
Nếu bạn có ngân sách không đủ lớn, bạn không phù hợp và không nên đầu tư chạy Google GDN. Vì thứ nhất quảng cáo phân phát ngẫu nhiên, dù target nhưng mật độ hiển thị đúng khách tiềm năng không cao
Thứ hai là quảng cáo cần chạy một khoảng thời gian mới phát huy tối đa hiệu quả, chạy GDN ngắn hạn thường không hiệu quả
D. Hiển thị site không liên quan
Mặc dù Google vẫn thường xuyên đánh giá xác định chủ đề nội dung các website thuộc mảng hiển thị của mình. Nhưng việc quảng cáo phân phát đến nhiều site không liên quan vẫn diễn ra
Điều này dẫn đến việc quảng cáo hiển thị nhiều, nhưng không tiếp cận được khách hàng thực sự có nhu cầu. Việc này dẫn đến việc tiêu tốn ngân sách và thời gian
Banner GDN sẽ hiển thị ở nhiều kích thước khác nhau |
7. HƯỚNG DẪN CHẠY QUẢNG CÁO GDN
7.1 Tìm hiểu thuật ngữ liên quan
A. CPC tối đa: Chi phí tối đa bạn phải trả cho 1 lượt nhấp của người dùng vào quảng cáo
B. CPM: Phương thức tính phí quảng cáo theo lượt hiển thị. Cứ 1000 lượt hiển thị được tính là 1 CPM, nhà quảng cáo sẽ trả phí theo mỗi CPM như vậy
C. CTR: Tỷ lệ nhấp của người dùng vào quảng cáo. Công thức tính CTR = (số nhấp/số hiển thị)*100%
D. Chuyển đổi: Hành vi được xác định là chuyển đổi sau khi khách hàng nhấp vào mẫu quảng cáo
E. Hiển thị: Số lần hiển thị của quảng cáo trên mạng hiển thị Google
7.2 Target quảng cáo
A. Target trực tiếp
+ Target theo nhân khẩu học: Google cũng hỗ trợ theo sở thích, giới tính, tuổi, khu vực . . . nhưng độ chính xác không thể so sánh với Facebook
+ Rermarketing: Target khách hàng đã vào web, mở rộng theo tệp đối tượng tương tự như tệp này
B. Target gián tiếp
+ Target theo ngữ cảnh: Hiển thị khi người dùng tìm từ khóa liên quan, hoặc trong site chứa những từ khóa mà bạn chọn
+ Target theo vị trí đặt: Chọn trực tiếp các site thuộc mạng hiển thị Google, bạn có thể lên danh sách các site mình muốn hiển thị quảng cáo lên đó
- Tự thiết kế, thuê đơn vị thiết kế
- Sử dụng bộ banner miễn phí từ Google
7.4 Thiết kế & Tối ưu landing page
Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển đổi url nào, url đó chính là landing page. Landing page có thể là trang chủ, hoặc 1 trang con trên site
Để đảm bảo hiệu quả quảng cáo, landing page cần:
- Tuân thủ chính sách
- Chuyên nghiệp, thuyết phục
- Chứa thông tin khách hàng cần
- Chứa CTA
7.5 Setup quảng cáo
Hướng dẫn chi tiết: Xem ngay
7.6 Theo dõi, đo lường hiệu quả quảng cáo
Quá trình này diễn ra xuyên suốt trong quá trình chạy quảng cáo. Bạn có thể dựa trên các chỉ số trên chiến dịch, hay lượng đơn hàng, mức độ nhận diện thương hiệu . . .
Sau đó tiến hành những điều chỉnh, tối ưu quảng cáo để hướng tới mục tiêu tạo chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất nhé
8. BÍ QUYẾT CHẠY GOOLE DISPLAY NETWORK HIỆU QUẢ
8.1 Thông điệp quảng cáo tốt
Banner, hay cụ thể hơn là nội dung quảng cáo cần truyền tải thông điệp quảng cáo một cách rõ ràng. Khi đó hiệu quả quảng cáo mới được đảm bảo, ngân sách chi trả không bị lãng phí
8.2 Đặt thầu thông minh
Không nhất thiết lúc nào bạn cũng đặt thầu cao, hay đặt thầu thấp. Quan trọng ở đây là giá thầu cần phải đảm bảo được lượt hiển thị quảng cáo nhé
8.3 Trang đích chuyên nghiệp
Quyết định mua hàng sẽ được quyết định khá nhiều bởi chất lượng trang đích của bạn. Vậy hãy đảm bảo trang đích rõ ràng, đủ thông tin, chuyên nghiệp và chứa cả lời kêu gọi hành động nhé
8.4 Test quảng cáo
Cũng giống như Facebook Ads, với Google GDN các bạn cũng cần thử nghiệm quảng cáo để xem quảng cáo nào hiệu quả. Sau đó mới nên đầu tư ngân sách quảng cáo lớn hơn
KẾT LUẬN
Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về Google Display Network là gì ? Cũng nhiều thông tin khác. Các bạn có thể tham khảo ngay nhé