Dịch Vụ Seo Google
Dịch Vụ Seo Google

Ý Nghĩa Các Thẻ Meta Trong Seo Là Như Thế Nào?

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 1678
Ngày đăng: 02 Tháng Năm, 2024 / Ngày cập nhật: 06 Tháng Hai, 2020

Đối với các website hiện nay thì gần như sự xuất hiện của các thẻ meta là chắc chắn không thể thiếu, những thẻ meta này thường được sử dụng với nhiệm vụ là giúp website khai báo thêm các thông tin. Các thẻ meta cũng được nhắc đến khá nhiều tuy vậy thì có một thực tế ở đây đó chính là để hiểu, để nắm bắt tốt các thông tin cũng như là sử dụng tốt, hợp lý các thẻ meta này, song song với đó xác định đâu là những thẻ meta cần thiết cho mục tiêu làm seo website. Tất cả các vấn đề, những hạn chế này sẽ được giải đáp một cách hoàn chỉnh với các nội dung được chia sẻ ngay sau đây, dựa vào đây các bạn có thể tổng hợp lại thông tin về tất cả các thẻ meta phổ biến, xác định ý nghĩa và có cách để sử dụng các thẻ này sao cho phù hợp, các bạn có thể tham khảo nhé

Ý Nghĩa Thẻ Meta Trong Seo

Các thẻ meta là không thể thiếu trên website

Đầu tiên chúng ta cần phải xác định các thẻ meta là gì?

Thẻ meta là một đoạn mã được sử dụng trên một tập tin, tập tài liệu html, nhiệm vụ của đoạn mã này đó chính là hướng dẫn các công cụ tìm kiếm, cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin thêm các các thông tin về trang web mà các bạn đang phát triển

Ý nghĩa của các thẻ meta trong seo là gì?

#1. Thẻ meta title

Đây là một trong những thẻ vô cùng quan trọng đối với một website, ý nghĩa của thẻ này đó chính là nó sẽ cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin về tiêu đề của trang web, dựa vào thẻ này các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị thông tin về tiêu đề trang web trên các trang tìm kiếm. Đối với bất kỳ một tập tài liệu html nào cũng vậy sự xuất hiện của thẻ meta title là hoàn toàn không thể thiếu được

#2. Thẻ meta description

Ý nghĩa của thẻ meta description này đó chính là cung cấp thông tin về đoạn mô tả của trang web. Đối với thẻ meta description này các bạn cần phải có cách sử dụng tạo nội dung ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đảm bảo được về khả năng mô tả sơ qua về nội dung chính xuất hiện trên trang web. Ví dụ như trên một trang thuộc website các bạn xây dựng một bài viết thì trong thẻ meta description của trang này các bạn sẽ tóm tắt lại nội dung xuất hiện trên trang này. Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng thẻ meta description này để hiển thị đoạn mô tả trong các kết quả hiển thị trên các trang tìm kiếm

 Ý Nghĩa Thẻ Meta Trong Seo 

Thẻ meta description mô tả nội dung trang web

Trước đây giới hạn của thẻ meta description hiển thị trên quảng cáo Google chỉ là 150 – 160 ký tự như với bản cập nhập mới đây thì Google đã gia tăng số lượng ký tự trong thẻ meta description lên 300 – 320 ký tự, chính vì vậy bắt đầu từ lúc này các bạn nên tạo các đoạn mô tả dài hơn để diễn tả tốt hơn nội dung tóm gọn của một trang. Thẻ này cũng là một thẻ rất quan trọng trong seo, lượt nhấp của người dùng vào trang web thông qua các công cụ tìm kiếm là thấp hay cao sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thẻ này

#3. Thẻ Meta Keywords

Đây là thẻ được sử dụng để các bạn có thể cung cấp ý tưởng liên quan đến các từ khóa có trên trang web. Trước đây thì Google và các công cụ tìm kiếm thường dựa vào thẻ này để xác định các từ khóa được tối ưu trên trang nhưng thực tế hiện nay thẻ này không còn đóng nhiều vai trò nữa bởi Google không còn dựa vào thẻ này để xác định các keywords, chính vì vậy nếu muốn sử dụng thẻ này các bạn cũng nên sử dụng một cách hợp lý

#4. Thẻ Meta Language

Đây là thẻ được sử dụng để khai báo ngôn ngữ trên website đối với các công cụ tìm kiếm, các công cụ tìm kiếm này sẽ xác định ngôn ngữ trên website và hướng đến việc hiển thị website trên các công cụ tìm kiếm sao cho phù hợp. Hiện tại đa số các bot tìm kiếm đều sử dụng thẻ này để phân loại ngôn ngữ sử dụng trên các website

#5. Thẻ Meta Robots

Đây cũng là thẻ quan trọng, cần thiết trong seo top 1 và ý nghĩa của nó là được sử dụng để khai báo cho các công cụ tìm kiếm về các thông tin, cài đặt có trên website. Trong đó bao gồm:

- All:  Các công cụ tìm kiếm được phép đánh chỉ mục trên tất cả các trang web thuộc website

- None: Không có bất kỳ chỉ số nào được đánh số từ các công cụ tìm kiếm

- Index: Công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục trên website

- Noindex: Bot tìm kiếm không đánh chỉ mục trang nhưng vẫn có thể truy vấn vào liên kết

- Follow: Các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào đây để đọc hiểu các liên kết siêu văn bản các trong tập tin html, từ đó sẽ truy vấn và xử lý là liên kết siêu văn bản này

- Nofollow: Các công cụ tìm kiếm sẽ không được phép phân tích các liên kết có trên trang

- Noarchive: Không cho phép các công cụ tìm kiếm lưu trang web thành các bản sao trong bộ nhớ

- Nocache: Thẻ này cũng có chức năng tương tự như với thẻ Noarchive tuy nhiên thẻ này chỉ được áp dụng trên MSN/live

- Nosnippet: Thẻ này sẽ các tác dụng ngăn chặn không cho cho các công cụ tìm kiếm hiển thị snippet trang web trên các trang tìm kiếm và cũng không cho phép mô tả snippet được lưu và hiển thị trong bộ nhớ cache

 Ý Nghĩa Thẻ Meta Trong Seo 

Cài đặt các thẻ trong meta robots

Đối với một Authority Site việc sử dụng các thẻ meta là hết sức cần thiết vì nó hỗ trợ tốt cho mục tiêu làm seo, hướng đến lượng truy cập từ phía người dùng. Nhắc đến các Authority Site vậy bạn có biết các Authority Site là gì hay chưa? Nếu chưa thì có thể tham khảo ngay thông tin ở bài viết Authority Site là gì? Mô hình phát triển Authority Site hiệu quả nhé

#6. Thẻ Meta Author

Ý nghĩa thẻ meta author này đó chính là giúp các bạn hiển thị tác giả của một nội dung trên trang web. Bên trong thẻ này sẽ thường là tên của chủ sở hữu website hoặc người đã tạo ra website. Nhiều trường hợp nội dung bên trong thẻ này được sử dụng là tài khoản email, tuy nhiên để tránh tình trạng spam mail thì các bạn nên sử dụng tên của mình thì tốt hơn. Đối với trường hợp muốn tương tác, thu thập dữ liệu khách hàng các bạn có thể sử dụng các form liên hệ để tiếp nhận dữ liệu, yêu cầu từ chính các khách hàng của mình

#7. Thẻ Link Favicon

Thẻ này sẽ cho phép các bạn hiển thị Icon của website ngay trên trình duyệt, thẻ này cũng tương đối quan trọng trong seo và nó cũng sẽ giúp website của các bạn trở nên chuyên nghiệp và đẹp mắt hơn

#8. Thẻ Content Type

Ý nghĩa thẻ meta này đó chính là cung cấp thông tin về mã hiển thị ngôn ngữ hiển thị trên các website và các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào mã này để xác định mã ngôn ngữ trang nó index

#9. Thẻ meta content

Đây là loại thẻ meta cho phép các bạn khai báo toàn bộ các ký tự đang có trên website, đối với loại thẻ này các bạn nên thêm nó vào từng trang con trên website. Đối với loại thẻ này các bạn nên sử dụng trên website của mình vì nếu không có rất có thể khả năng hiển thị nội dung trên website trên trình duyệt sẽ bị ảnh hưởng

#10. Thẻ viewport

Thẻ nào cho phép các bạn cài đặt chế độ xem khi website hiển thị trên nền tảng thiết bị di động, các bạn cần phải xác định được chế độ xem cụ thể website vì điều đó mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nếu không sử dụng thẻ này thì khả năng website hiển thị trên di động và mang đến những trải nghiệm không tốt cho người dùng sẽ là khá cao

#11. Thẻ Geo

Thẻ này giúp các bạn khai báo với Google cũng như công cụ tìm kiếm về địa danh, vị trí, khu vực mà website mà các bạn đang hoạt động, điều này là tốt cho website của các bạn khi kết hợp với các chiến lược seo google map

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Cách Viết Featured Snippets Hiển Thị Top 0 Google

Điểm tạo ra lợi thế cho Featured Snippets đó chính là nó giúp bài viết trên website của các bạn dễ dàng nhận được sự quan tâm từ phía người dùng và mức độ thu hút của Featured Snippets cao hơn so với cả vị trí top 1 tìm kiếm. Đó cũng chính là lý do mà ngày nay các seoer vẫn tập trung tối ưu các đoạn nội dung nổi bật trên từng bài viết của mình

External Link Là Gì? Bạn Đang Hiểu Như Thế Nào Về External Link?

Khái niệm External Link luôn đi kèm với Internal Link, trong khi Internal Link là những liên kết nội bộ bên trong website, giúp kết nối các trang trên website lại với nhau, hỗ trợ sức mạnh cho nhau, tạo nên một thể thống nhất, thì External Link hay còn gọi là các Outbound Link, nó là tổng hợp của các liên kết từ website của các bạn trỏ đến một website khác trên mạng lưới internet

Quy Tắc Đặt Liên Kết Nội Bộ Website Là Như Thế Nào?

Liên kết nội bộ hay còn gọi với một thuật ngữ quen thuộc khác là Internal Link là tập hợp các liên kết được xây dựng, đặt bên trong các website. Những link liên kết này được tạo ra trong quá trình tối ưu seo onpage website

Số Lượng Ký Tự Description Tối Ưu Seo 2018 Là Bao Nhiêu?

Có một sự thay đổi đáng kể trên các kết quả tìm kiếm Google mà nếu để ý các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy đó chính là việc Google đã tiến hành mở rộng thêm số ký tự giới hạn trong phần description của các kết quả hiển thị trên trang tìm kiếm của mình. Cụ thể Google đã bắt đầu có sự thay đổi về số lượng ký tự description từ khi nào?
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết