Dịch Vụ Seo Google
Dịch Vụ Seo Google

Lỗi 404 là gì ? Yếu tố bắt buộc cần có trong trang 404 là như thế nào ?

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 2029
Ngày đăng: 28 Tháng Tư, 2024 / Ngày cập nhật: 05 Tháng Hai, 2020

Đã bao giờ bạn truy cập một trang web, hoặc một bài viết nào đó, nhưng thay vì hiển thị nội dung tìm kiếm, chúng ta chỉ nhận lại dòng thông báo “không thể truy cập trang Web này” hoặc “không thể tìm thấy địa chỉ IP của máy chủ”, “This Page Is Not Available”, “Sorry, This Page Isn’t Here”, “Page Not Found” chưa ? Tất cả những gì bạn nhìn thấy là do lỗi 404 của website

Lỗi 404 là gì ? Tại sao người dùng nhìn thấy lỗi 404 ? Nó có ảnh hưởng gì đến website hay không ? Làm thế nào để khắc phục nếu một trang bất kì trên website gặp lỗi này? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lỗi 404 và công dụng của nó đối với website. Chúng ta hãy tìm hiểu từ khái niệm cơ bản nhất.

lỗi 404 là gì

Giới thiệu khái niệm lỗi 404 là gì và những điều bạn cần biết về nó

1.Lỗi 404 là gì ?

Mỗi khi truy cập một liên kết hoặc nhập một link nào đó vào thanh địa chỉ của trình duyệt, có nghĩa là bạn đang gửi đến máy chủ một yêu cầu truy cập, thông thường, máy chủ sẽ trả về nội dung được yêu cầu, bạn sẽ nhìn thấy nội dung trên URL đó

Nhưng trong một số trường hợp, thay vì trả về nội dung, máy chủ sẽ trả về trang 404, còn gọi là lỗi “Page Not Found”.Đây là một trạng thái HTTP xuất hiện khi máy chủ không thể tìm thấy nội dung mà người dùng yêu cầu, hay nói cách khác là trang được yêu cầu không tồn tại

Theo định nghĩa chính thức của Wiki về khái niệm lỗi 404 là lỗi gì, thì “thông báo lỗi 404 hoặc Page Not Found là một dạng phản hồi HTTP tiêu chuẩn cho biết máy khách có thể giao tiếp với một máy chủ cụ thể, nhưng máy chủ lại không thể tìm thấy những gì được yêu cầu”.

Lỗi 404 ảnh hưởng như thế nào đến dịch vụ làm seo cho website ? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé

2. Những nguyên nhân gây ra lỗi 404 là gì ?

Dưới đây là một số lí do chính gây nên lỗi 404 Page Not Found:

_ Khách truy cập nhấp vào/ nhập thủ công một liên kết không tồn tại, hoặc đã bị xóa khỏi website

_ Khách truy cập nhập sai URL, hoặc người đặt link trên website khác nhập sai lỗi chính tả, đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chỉ một kí tự gõ sai của quản trị viên, hoặc của khách truy cập cũng đủ gây nên lỗi 404. Ví dụ: thay vì gõ quangcaosieutoc.com, nếu bạn gõ quangcaosieuto.com, chắc chắn sẽ thấy trang 404

_ Trang được yêu cầu đã được chuyển sang một URL khác, nhưng đặt 301 Redirect không chính xác

_ Máy chủ trục trặc kĩ thuật (Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra).

 lỗi 404 trong wordpress 

Nguyên nhân phổ biến nhất làm phát sinh lỗi 404 là do lỗi chính tả

3. Tại sao mọi website cần có trang 404 ?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các website phải cài đặt trang 404 Page Not Found không? Tác dụng của nó là gì ? Nếu một trang đã không còn tồn tại hoặc bị hỏng, về cơ bản khách truy cập sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thoát khỏi trang, điều này có thể gây khó chịu, trực tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Vậy thay vì sử dụng thông báo lỗi 404, tại sao chúng ta không chuyển hướng họ đến trang chủ, hoặc một trang khác trên website bằng cách sử dụng 301 Redirect? Đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu lỗi 404 là gì, bạn vẫn chưa hiểu được bản chất của vấn đề

Nếu người dùng muốn tìm hiểu nội dung ở trang A, nhưng lại bị điều hướng đến trang B có nội dung không liên quan, hoặc liên quan nhưng không phải chính xác những gì họ muốn tìm, thì cũng giống như bạn đang đưa họ lên một chuyến tàu mà không cho lựa chọn. Tôi muốn đến TP Hồ Chí Minh, tại sao lại đưa tôi đến Hà Nội?

Nếu khách truy cập đã muốn tìm một trang cụ thể trên website của bạn, hãy cung cấp cho họ chính xác nội dung đó, nếu không, hãy giải thích lí do bạn không thể, “Page not found”, “không thể tìm thấy địa chỉ IP của máy chủ”…Là những lời giải thích dưới dạng lỗi 404. Vì vậy mọi website đều cần cài đặt trang 404 riêng của mình.

 lỗi 404 là lỗi gì 

Mọi website trên thế giới đều cần trang 404, kể cả Google

4. Lỗi 404 ảnh hưởng như thế nào đến website của bạn ?

Có ý kiến cho rằng các trang có lỗi 404 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình index của website, cũng như thư hạng của nó ở những từ khóa quan trọng, nhưng trong hầu hết trường hợp, tuyên bố này là sai. Giả sử Bot Google tìm thấy một trang như vậy, nó sẽ xử lí thế nào ? Nó chỉ cần loại bỏ khỏi danh sách được lập chỉ mục, điều này rất tự nhiên, bởi vì trang không còn mang lại lợi ích nữa

Google đã khẳng định rõ bằng văn bản chính thức: “Nói chung, lỗi 404 không ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn trong Google, vì vậy bạn có thể bỏ qua một cách an toàn”

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng câu “bạn có thể bỏ qua một cách an toàn”, là tuyên bố dễ gây hiểu lầm đối với những người đang tìm hiểu lỗi 404 là lỗi gì. Bạn KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA nếu chúng là lỗi 404 cho các trang quan trọng trên website của bạn. Việc đầu tiên khi phát hiện lỗi 404 trên trang, bạn cần xem xét ngay:

+ Page đó có phải là trang nhận được nhiều backlink uy tín hay không

+ Page đó có phải là trang thu hút được nhiều lưu lượng truy cập hay không

+ Có URL rõ ràng mà người dùng muốn tiếp cận hay không

Nếu câu trả lời là Không trong cả ba trường hợp trên, OK, hãy để nó 404.

KINH DOANH HIỆU QUẢ

Các bạn đang kinh doanh bán hàng trên website của mình nhưng website vẫn chưa thể tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Hãy tìm hiểu ngay dịch vụ quảng cáo từ Google nhé

Quảng Cáo Google Giá Rẻ

5. Cách theo dõi trang 404 trên website

Một trong những trải nghiệm khó chịu nhất đối với khách truy cập là gặp phải trang 404 trên website của bạn, ngoài ra, bot Google hoặc những công cụ tìm kiếm khác cũng có xu hướng không thích quá nhiều lỗi như vậy (Mặc dù họ tuyên bố việc này là bình thường). Cần lưu ý rằng lỗi 404 mà công cụ tìm kiếm gặp phải sẽ khác so với khách truy cập website, dưới đây là một số cách để theo dõi trang 404 trên website

5.1 Sử dụng Plugin MonsterInsights

Đây là cách dễ dàng nhất để đo lường, theo dõi lỗi 404 trong Wordpress, cần lưu ý rằng đây là plugin hỗ trợ chỉ dành cho nền tảng Wordpress, sau khi cài đặt, plugin sẽ tự động gắn thẻ trang 404 của bạn

Sau đó, bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản Google Analytics -> Behavior -> Site Content -> Content Drilldown, sau đó gõ vào và tìm kiếm từ khóa “404.html”, kết quả sẽ tương tự như hình bên dưới

 lỗi 404 

Theo dõi lỗi 404 với các website được thiết kế trên nền tảng miễn phí wordpress

5.2 Trực tiếp sử dụng Google Analytics

Để theo dõi chuyển hướng, bạn nên chèn đoạn code dưới đây vào trang 404

Trong đó document.location.pathname + document.location.search là URL của Page không tìm thấy trên website. Còn document.referrer là URL của page mà người dùng được chuyển hướng từ đó.

 lỗi 404 trong wordpress 

Chèn đoạn code vào vị trí bất kì trên trang 404 để theo dõi lỗi 404

5.3 Những công cụ hỗ trợ khác

Có ba công cụ có thể cung cấp cho bạn báo cáo lập chỉ mục:

_ Truy cập trang Web của Bing Webmaster Tools, từ mục Reports & Data, truy cập Crawl Information

_ Sử dụng Google Search Console, ở mục Crawl chọn Crawl Errors

_ Sử dụng Yandex Webmaster, ở mục Indexing, chọn Excluded Pages, sau đó truy cập HTTP Status: Not Found (404)

Liên quan đến seo website các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin từ 2 bài viết liên quan sau nhé

Nguyên lý 80/20 mang ý nghĩa như thế nào trong seo ?

Hướng dẫn cách tối ưu tốc độ website wordpress hiệu quả nhất

6. Những yếu tố bắt buộc phải có trong một trang 404 Page Not Found

Chúng ta được quyền cá nhân hóa trang 404, bạn có thể tìm thấy hàng trăm ví dụ về những trang 404 tuyệt vời trên các website lớn, vì vậy trong giới hạn bài viết này, tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi xây dựng trang Page Not Found

Trước tiên, bạn có bốn sự lựa chọn chính khi xây dựng trang 404:

+ Trang 404 tự điều hướng về trang chủ, bản thân khách truy cập sẽ không thấy được trang 404 này, thay vào đó họ sẽ được chuyển thẳng về trang chủ

+ Trang 404 có nút điều hướng về trang chủ, đây là cách cho người dùng chủ động lựa chọn quay về trang chủ hoặc thoát khỏi website

+ Trang 404 cho phép người dùng chuyển hướng đến một page khác do họ lựa chọn

+ Trang 404 theo kiểu truyền thống, đơn thuần thông báo page không tồn tại

 lỗi 404 là gì 

Trang 404 nên được cá nhân hóa cho phù hợp với đặc thù riêng của từng website

Theo quan điểm cá nhân, tôi không nghĩ rằng chúng ta cần tính năng tự động chuyển hướng người dùng đến bất kì trang nào khác, điều này cũng được các chuyên gia hàng đầu đề cập đến trong các bài viết của mình. Bạn có thể sử dụng một số plugin hỗ trợ để tự động điều hướng khách truy cập đến một trang nào đó có liên quan nhất với nội dung họ đang tìm kiếm, thao tác này có vẻ là một lựa chọn thông minh, tuy nhiên, nó không thực sự hiệu quả trong nhiều trường hợp

Trên thực tế, khách truy cập vẫn có thể cảm thấy bị bỏ lại trên website của bạn và quay về Google, đó là lí do tôi khuyên bạn nên cân nhắc trước khi quyết định chuyển hướng đến trang chủ, thay vào đó, chúng ta nên trao quyền lựa chọn cho họ

Ngoài ra, bạn cần lưu ý mục đích chính của lỗi 404 là gì,đó là trang thông báo Page không tồn tại, và khách truy cập mong đợi một lời giải thích về lí do tại sao trang đó không còn tồn tại nữa, tôi cho rằng một lời giải thích ngắn gọn là bắt buộc, mô tả phù hợp nhất có lẽ là “Chúng tôi đã xóa hoặc di chuyển trang này”, có nghĩa là trang vẫn tồn tại ở đâu đó trên website, vậy tại sao chúng ta không đặt thanh tìm kiếm hoặc sitemap website trên trang 404 của mình?

Đề xuất trên rõ ràng phù hợp hơn nhiều so với việc ràng buộc họ theo luồng điều hướng cố định, đây cũng là cách khá phổ biến trên các website nước ngoài. Đối với một trang thương mại điện tử, bạn có thể đưa đề xuất sản phẩm bán chạy nhất, hoặc sản phẩm được quan tâm gần đây. Còn đối với website thông tin, bạn có thể hiển thị các bài viết phổ biến khác. Một trang 404 lí tưởng không bao giờ tạo cho khách truy cập cảm giác họ đã đến tận cùng website của bạn.

Kết luận

Như vậy, tôi vừa giới thiệu với bạn khái niệm lỗi 404 là gì, cũng như liệt kê những điều cơ bản nhất bạn nên biết trước khi xây dựng trang 404 riêng của mình, hãy xem lại bài viết này trước khi cá nhân hóa trang 404 của mình để đảm bảo nâng cao trải nghiệm của người dùng, đồng thời đảm bảo thân thiện với công cụ tìm kiếm. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Entity là gì ? Đẩy mạnh thứ hạng website nhờ Entity Building

Làm thế nào để các bạn có thể đẩy mạnh thứ hạng website, đẩy mạnh thứ hạng các từ khóa, đẩy mạnh traffic cho website chỉ trong thời gian ngắn ? Nếu các bạn đã tối ưu seo cho trang web của mình được 3 - 6 tháng mà chưa thấy được sự tăng trưởng vược bậc nào về mặt số lượng từ khóa lẫn traffic, hãy tìm cách thay đổi. Thay đổi ở đây chính là các thử nghiệm, tìm hiểu những cách seo mới, triển khai các dự án . . .

Google index là gì? Cách Sumit Url trên Console mới 2019

Index Google hay Google Index là gần như là khái niệm mà bất cứ người làm seo nào cũng cần phải biết? Và tất nhiên, từ khóa “Index Google là gì” sẽ được tìm kiếm nhiều nhất với những ai mới chân bước chân ráo bước bước vào nghề làm seo này

Nguyên lý 80/20 mang ý nghĩa như thế nào trong seo ?

Nguyên tắc 80/20 giữ cân bằng cho mô hình Input-output của doanh nghiệp một cách hiệu quả, nó giúp chủ doanh nghiệp xác định được những yếu tố ưu tiên hàng đầu, tìm ra 20% danh mục sinh lời nhiều nhất trong tổng danh mục đầu tư của công ty, cũng như phân biệt rõ ràng những danh mục nào bạn đang lãng phí thời gian/ mang lại lợi nhuận ít hơn

Schema là gì ? Hướng dẫn cách cài đặt Schema trong SEO

Vì vậy không cần xấu hổ, trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn những khái niệm căn bản nhất về Schema mà bất cứ ai cũng nên biết, bắt đầu từ câu hỏi mở đầu mọi thứ: Schema là gì? Tại sao nó là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO của bạn? Và cuối cùng là cách đưa cấu trúc Schema vào website đơn giản nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm đầu tiên.
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết

0