Dịch Vụ Seo Google
Dịch Vụ Seo Google

Google Webmaster Tools Ứng Dụng 2019 SEOer Cần Tìm Hiểu Ngay Lúc Này

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 2397
Ngày đăng: 18 Tháng Tư, 2024 / Ngày cập nhật: 06 Tháng Hai, 2020

Google Webmaster Tools là gì?

Nếu đang đọc bài viết này, tôi tin rằng ít nhất bạn đã ít nhất hiểu được quảng cáo Google WebMaster Tools là gì, thậm chí đã cài đặt trên website của mình, trên thực tế, Webmaster Tools không đơn thuần chỉ là một công cụ kĩ thuật dành cho quản trị viên, ở những phiên bản cập nhật mới nhất, nó đã trở thành nguồn tài nguyên cực kì có giá trị cho cả những lĩnh vực liên quan, bao gồm marketing, SEO, thiết kế, doanh nghiệp và cả phát triển ứng dụng. Vì lí do này, đến năm 2015, Google đã quyết định đổi tên ứng dụng thành Google Search Console

Dành cho những bạn vẫn chưa biết WebMaster Tools là gì, chúng ta sẽ quay lại với định nghĩa căn bản nhất, “Webmaster” hay còn gọi là quản trị web, để chỉ những người chịu trách nhiệm quản lí website, như vậy Webmaster Tools là công cụ dành cho những người quản lí web, nó cho phép bạn tìm hiểu rất nhiều thông tin về trang web và những người truy cập website đó

Về cơ bản, bạn có thể sử dụng nó để tìm hiểu số lượt traffic trong ngày, trong tuần, cũng như cách người dùng tìm thấy trang của bạn, hoặc cả những thông tin chi tiết hơn, ví dụ như tách riêng những lượt truy cập đến từ thiết bị di động và máy tính, hoặc trang nào trên website được truy cập phổ biến nhất….Rất nhiều ứng dụng thú vị mà tôi sẽ phân tích kĩ hơn trong bài viết này

google master tool

Google Webmaster Tools và những hướng dẫn căn bản cần biết

Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về một số cách sử dụng công cụ google webmaster để tối ưu chiến dịch SEO của bạn.

1.Google Webmaster Tools: Cài đặt căn bản

Công cụ Webmaster Tools của Google rất cần thiết trong mọi chiến dịch SEO lớn nhỏ trên thế giới, vậy lợi ích lớn nhất của webmaster tools là gì? Nó giúp bạn nhìn nhận trang web của mình dưới góc nhìn của Google, công cụ này cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những trang đã được index trên website, những link nào đang trỏ về website đó cũng như từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất của bạn là gì…Ngoài ra còn một số thông tin chuyên sâu khác, có thể nạm vàng chiến dịch SEO của bạn

Việc đầu tiên, trước khi nghĩ đến tính năng của webmaster tools, bạn phải liên kết website của mình và công cụ, nếu chưa biết cài đặt như thế nào, hãy yên tâm, việc này rất đơn giản. Tôi sẽ hướng dẫn sơ một chút về cách thiết lập

Bước thứ nhất, bạn sẽ truy cập địa chỉ theo liên kết https://www.google.com/webmasters/ để đăng kí bằng cách sử dụng tài khoản Gmail hoặc bất kì tài khoản nào của Google, các bước đăng kí đều là đường thẳng, tất cả những gì cần làm là bổ sung chính xác theo yêu cầu

 google master tool 

Nhập website cần theo dõi và một số thông tin cơ bản theo yêu cầu để hoàn tất việc đăng kí tài khoản

Ở bước cuối cùng, bạn sẽ phải xác minh quyền sở hữu website theo hướng dẫn, bằng cách chèn tập tin HTML vào code website, đây là lựa chọn đơn giản nhất, chỉ cần copy toàn bộ đoạn mã, chèn vào ngay trước thẻ

của code website, đoạn mã này không ảnh hưởng đến hoạt động của web, cũng như không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bạn sử dụng website Wordpress

Dành cho những bạn sử dụng website Wordpress, các bạn nên tải plugin mở rộng Yoast SEO, như vậy sẽ có thêm một lựa chọn mới để liên kết tài khoản với Google Webmaster Tools mà không cần chèn code, lúc này các bạn sẽ vào mục Các Phương Thức Thay Thế, chọn thẻ HTML, copy phần mã được đánh dấu đỏ trong hình phía dưới

 google master tool 

Có khá nhiều cách xác minh website, trong đó sử dụng Yoast Seo là một tỏng những cách phổ biến nhất

Sau đó quay về trang quản trị website, chọn biểu tượng Yoast SEO, nhấp vào mục Webmaster Tools bên tay phải, paste đoạn mã vừa copy ở trên vào ô Google Search Console, bấm Save Change để lưu lại thao tác. Cuối cùng, hãy quay về Google Webmaster Tools, bấm nút Xác Minh màu đỏ ngay phía dưới của giao diện để hoàn tất quá trình

Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn, bạn sẽ nhận được thông báo liên kết thành công, như vậy, chúng ta đã hoàn thành bước cơ bản đầu tiên về Webmaster Tool, vậy tiếp theo là gì? Hãy tìm hiểu công cụ này có thể giúp bạn làm những gì, liệu có đáng đầu tư thời gian cho nó không? Tôi tin rằng những ứng dụng thực tế dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được giá trị của Google Webmaster Tool đối với website.

Liên quan đến Google Ads, Quảng Cáo Siêu Tốc có bài viết Quảng cáo Google Adwords phê duyệt trong bao lâu, các bạn có thể tham khảo thêm nhé

2. Những tính năng đáng giá của Google Webmaster Tool mà bạn nên tận dụng

Cốt lõi của công cụ Webmaster nằm ở những chỉ số: những gì đang được index, những link nào đang nhận backlink và những page nào mang về lượng traffic nhiều nhất cho website. Nắm trong tay những số liệu này, bạn nên chia nhỏ theo nhiều cách khác nhau, với mỗi nhu cầu cụ thể sẽ có một hoặc một vài chỉ số có thể cung cấp thông tin, đây là cách giúp bạn tận dụng tối đa những gì có trong Webmaster Tool, qua đó nhanh chóng lên kế hoạch cho những bước tiếp theo cần thực hiện.

 google master tool 

Sử dụng Google Webmaster Tools để làm gì? Những ứng dụng cơ bản nhất của công cụ Webmaster

2.1 Thu thập thông tin từ những truy vấn tìm kiếm tự nhiên

Tính năng Search Queries cung cấp cho bạn tất cả thông tin về lưu lượng truy cập và từ khóa trên website. Tôi có thể lấy những số liệu này từ Analytics, tại sao phải sử dụng thêm Webmaster Tool? Trên thực tế, công cụ Webmaster của Google cho thấy góc nhìn hoàn toàn khác, thậm chí toàn diện hơn so với Analytics, không chỉ phân tích những traffic trên website, Google Webmaster Tools còn cho bạn biết những page nào mang lại nguồn traffic tiềm năng thông qua số lượt hiển thị và xếp hạng từ khóa trên kết quả tìm kiếm của Google

Phần Search Queries được chia thành năm chỉ số chính:

+ Query: Query hay Truy Vấn cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những từ khóa mà website của bạn đang được xếp hạng, đây là cách nhanh nhất để biết kết quả thực tế cho những nỗ lực của bạn trong chiến dịch SEO. Cần lưu ý rằng thông tin chúng ta có ở đây là “những từ khóa đang được xếp hạng” có nghĩa là chỉ hiển thị trong SERP, chưa tính đến việc có thu hút traffic hay không nhé. Tính năng này giúp bạn xác định những từ khóa nào liên quan, nhưng cần tăng cường liên kết hoặc tối ưu hóa nội dung hơn nữa

+ Impressions: Hay còn được biết đến với tên “số lần hiển thị,” nếu bạn đang tự hỏi có bao nhiêu người nhìn thấy website của bạn khi tìm kiếm một từ khóa cụ thể, chỉ số này sẽ cho bạn biết điều đó. Impressions là một cách khác để xác nhận giá trị của từ khóa, ngoài dữ liệu traffic từ Google Keywords và những công cụ khác

+ Clicks: Số lượt Click chuột là một chỉ số cực kì quen thuộc, trong số những người nhìn thấy website của bạn khi gõ một từ khóa cụ thể, có bao nhiêu người nhấp vào? Thông tin này đơn giản cho bạn biết có bao nhiêu người thực hiện nhấp vào website khi tìm thấy website của bạn trên bảng xếp hạng của Google

+ CTR: CTR hay còn gọi là tỉ lệ nhấp, tương tự như số lượt Click, đây là chỉ số cho biết có bao nhiêu phần trăm nhấp vào website của bạn trong kết quả tìm kiếm, nếu tỉ lệ nhấp quá thấp, bạn cần xem lại liệu có thể thay đổi nội dung trong thẻ meta description thu hút hơn hay không, hoặc thêm lời kêu gọi hành động vào thẻ meta hoặc tiêu đề chẳng hạn, rất nhiều thứ có thể làm với chỉ số CTR

+ Average Position: Vị trí trung bình cho bạn biết trang web của mình thường được xếp hạng ở vị trí nào với mỗi từ khóa tương ứng, chỉ số này cho biết bạn đang ở đâu của quá trình, cũng như xem xét những gì nên làm để nâng cao lượt traffic ở vị trí hiện tại.

 webmaster tool là gì 

Google Master Tool cung cấp những số liệu tương tự như Analytics, nhưng có phần bao quát hơn

2.2 Tìm thấy cơ hội tối ưu hóa với những Page hàng đầu

Cũng trong khu vực “Search Queries” của Google Webmaster Tools, bạn sẽ nhìn thấy mục “top pages”. Số liệu này cho bạn biết những nội dung nào trên website được hiển thị nhiều nhất và nhận được nhiều nhấp chuột nhất, qua đó xác định được xu hướng, từ khóa liên quan nên vận dụng trong những nội dung tiếp theo, hoặc tiếp tục đẩy mạnh trang hiện tại

Ví dụ: Bạn có một page nhận được CTR khá cao, nhưng chỉ nằm ở trang 2 trong SERP, chúng ta có thể tăng cường backlink chất lượng đến trang đó để đẩy nó lên trang 1. Hoặc nếu bạn đang tập trung tối ưu một trang không thu hút (có thể là do nội dung hoặc chỉ đơn giản không đúng xu hướng), bằng cách nhìn vào Top Pages, bạn sẽ thấy được những trang nào đang thực sự thu hút khách truy cập để tập trung tối ưu hơn nữa nội dung trên đó. Chìa khóa ở đây là, đôi khi đối tượng của chúng ta tập trung vào một số chủ đề trên website mà bạn không quan tâm mấy, và nhiệm vụ chính là tìm được chủ đề đó là gì để xây dựng chiến lược tận dụng tối đa những gì đang có.

 webmaster tool là gì 

Biết được những page nào trên website đang hút traffic, bạn có thể tiếp tục xuất bản nội dung theo xu hướng tương tự hoặc đẩy mạnh link trên page đó

 

2.3 Google Webmaster Tool giúp điều chỉnh chiến lược trên từng trang

Mỗi khi cấu trúc một trang trên website, chúng ta thường nhắm đến một hoặc một vài từ khóa cụ thể và tìm cách cải thiện thứ hạng từ khóa trên page đó, đây là quy trình theo chiều xuôi, bằng cách sử dụng Google Webmaster Tools, bạn có thể thực hiện quy trình theo chiều ngược, bằng cách xác định những từ khóa nào đang được xếp hạng trên mỗi trang, có thể đúng là những từ khóa mục tiêu, hoặc một vài bất ngờ thú vị mà bạn không nghĩ đến

Khi đã xác định được từ khóa trên mỗi trang, hãy thêm những keyword đó vào công cụ theo dõi xếp hạng để tìm hiểu thêm về traffic cũng như độ cạnh tranh, điều này sẽ giúp bạn khám phá thêm nhiều cơ hội mới chưa được khai thác. Sau khi hoàn thành danh sách từ khóa tiềm năng đang được xếp hạng trên mỗi trang, bạn cần đảm bảo rằng page của mình chứa đủ những keywords đó, đặc biệt là ở title và thẻ meta description.

 webmaster tool là gì 

Webmaster Tool cho chúng ta biết những từ khóa nào đang được xếp hạng trên mỗi trang

2.4 Submit XML sitemap với Google

Đây được xem là tính năng được sử dụng phổ biến nhất của Google Webmaster Tools, sitemap chỉ đơn giản là tập tin cung cấp cho các công cụ tìm kiếm một bảng hướng dẫn về cấu trúc website để dễ dàng thu thập dữ liệu và rút ngắn thời gian index nội dung mới

Bằng cách submit dữ liệu mỗi khi cập nhật page mới, bạn đã cung cấp thông tin họ cần để thực hiện công việc hiệu quả hơn, việc này không phải là bắt buộc, nhưng nếu website của bạn hoàn toàn mới, sẽ mất đến 15 ngày hoặc hơn để Google index nội dung đầu tiên, đây là giải pháp rút ngắn thời gian hoàn toàn hợp lệ, thậm chí tác động tích cực đến quá trình xếp hạng từ khóa trong trang

Để làm được điều này, website của bạn cần được lập sitemap trước đó, nếu sử dụng website wordpress, bạn có thể đơn giản tải Yoast SEO để tạo sitemap, nếu sử dụng một số nền tảng khác, bạn nên tìm hiểu những ứng dụng hỗ trợ khác. Sau khi có URL sitemap, bạn sẽ thực hiện theo hướng dẫn sau:

 webmaster tool là gì 

Submit Sitemap với Google trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với Webmaster Tool

Từ trang chủ của Google Webmaster Tool, nhấp vào website muốn submit sitemap, bấm Xem Chi Tiết, ở thanh công cụ bên trái, chọn mục Sitemap, sau đó dán URL của sitemap vừa tạo vào, bấm Submit để hoàn thành thao tác. Như vậy, bạn đã hoàn tất việc gửi thông tin website cho Google.

Là một nhà quản trị website chắc chắn các bạn cần biết sitemap là gì ? Hãy tìm hiểu ngay về nó

Kết luận

Những ứng dụng trên đây chỉ là một phần nhỏ so với những gì bạn có thể làm được với Google Webmaster Tools, mỗi số liệu ở đó như một viên đá quý nếu bạn biết cách khai thác, cũng như tận dụng vào từng tình huống cụ thể, hãy đi từ những gì cơ bản nhất trước khi chuyển qua những bước nâng cao. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Google Tag Manager là gì ? Cách sử dụng GTM chi tiết nhất

Gần như mọi hoạt động trong lĩnh vực Digital marketing đều phụ thuộc vào dữ liệu, bất kể bạn đang quản lí loại website nào, dù đó là trang web thương mại điện tử khổng lồ, blog cá nhân hay trang web bán hàng của doanh nghiệp nhỏ, điều quan trọng nhất vẫn là nắm được cách người dùng (khách truy cập) tương tác với trang web, và một trong số những công cụ hỗ trợ không thể thiếu để thực hiện công việc này chính là ...

Top 6 công cụ hỗ trợ seo website bạn cần phải biết 2020

Bạn đang muốn biết khi làm seo, bạn cần phải sử dụng đến những công cụ nào, mỗi công cụ như vậy chức năng ra sao ? Vậy hãy tham khảo ngay danh sách những công cụ hỗ trợ seo web sau đây nhé

Google Analytics Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Google Analytics Quản Lý Website

Google Analytics chính xác là một công cụ hỗ trợ các bạn trong vấn đề thu thập các dữ liệu kỹ thuộc số liên quan đến website mà các bạn đang quản lý, phát triển. Với nhiều người thì gần như Google Analytics chỉ có thể sử dụng để quản lý, thu thập các dữ liệu từ website nhưng thực tế không chỉ có vậy, với Google Analytics giờ đây các bạn còn có thể theo dõi hoạt động, dữ liệu người dùng từ các ứng ...

Tổng Hợp Các Công Cụ Hỗ Trợ Gợi Ý Từ Khóa Tốt Nhất

Điều này cũng có nghĩa rằng để thành công với các dự án, chiến lược seo của mình yêu cầu các bạn cần phải lê ý tưởng, lựa chọn với các từ khóa khả thi nhất để seo. Mà với nhu cầu này thì lời khuyên của quảng cáo siêu tốc đó chính là các bạn nên và cần thiết phải sử dụng đến các công cụ hỗ trợ gợi ý từ khóa.
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết

0