Dịch Vụ Seo Google
Dịch Vụ Seo Google

6 Cách phân tích, đánh giá website chính xác nhất 2018

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 1579
Ngày đăng: 19 Tháng Tư, 2024 / Ngày cập nhật: 06 Tháng Hai, 2020

Tại sao chúng ta cần phải đánh giá website theo định kì ? Làm thế nào để đánh giá một trang web có chuẩn SEO hay không ? Bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin thực sự cần thiết trong bài viết này

1.Tại sao bạn cần đánh giá website theo định kì?

Ở cấp độ cơ bản nhất về SEO Website, chúng ta đều biết rằng một trang web được gọi là “chuẩn SEO” là website cho phép các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo,…dễ dàng khám phá và thu thập dữ liệu trên page, đây là bước đầu tiên để đảm bảo trang web của bạn được hiển thị trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm

Google sẽ sử dụng một trình thu thập dữ liệu đặc biệt mà chúng ta thường gọi là Google Bot (Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào Google, vì trong số những công cụ trên, lãnh địa của Google là nơi tập trung nhiều SEOer nhất), và mục tiêu chính của bạn để tồn tại lâu dài trong ngành này là cố gắng hợp tác với chúng, thay vì tìm cách qua mặt hoặc chống lại. Tuy nhiên, có quá nhiều cách để xây dựng một trang web, nhưng không phải tất cả đều được thiết kế để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Hơn nữa, trong suốt quá trình vận hành website, kể cả khi bạn đã có quy trình SEO tiêu chuẩn, việc xảy ra lỗi là không thể tránh, thậm chí đôi khi, quy trình hiện tại của bạn không còn phù hợp chỉ sau một lần cập nhật thuật toán của Google, mọi nỗ lực SEO sẽ trở thành sai lầm

Chính vì vậy, chúng ta cần thường xuyên đánh giá trang web, hay còn được gọi là audit website (kiểm toán website) để đánh giá lại những gì đang kiềm hãm thứ hạng từ khóa của bạn và có biện pháp khắc phục kịp thời. Dưới đây là quy trình thực hiện.

 đánh giá website 

Giới thiệu quy trình đánh giá “kiểm toán” một website đầy đủ nhất

Seo Hay Google Ads

Seo là giải pháp marketing tốt, tuy nhên nếu như doanh nghiệp, cửa hàng các bạn đang kinh doanh các sản phẩm mang tính thời vụ, khi đó Google Adwords sẽ là sự lựa chọn tốt hơn dành cho các bạn

Quảng Cáo Adwords Giá Rẻ

2. Thu thập thông tin trước khi đánh giá website

Trước khi bắt tay vào việc chẩn đoán vấn đề với trang web, bạn cần biết chính xác những gì chúng ta cần xử lí. Vì vậy, bước chuẩn bị đầu tiên (và quan trọng nhất) là thu thập thông tin toàn bộ trang web

2.1 Công cụ thu thập thông tin website

Để thực hiện công việc thu thập thông tin trang web một cách dễ dàng, bạn có thể sử dụng công cụ SEO Spider của Screaming Frog (miễn phí 500URL đầu tiên, sau đó bạn phải gia hạn với chi phí khoảng 99$/ năm để tiếp tục sử dụng không giới hạn)

Ngoài ra, nếu cần một công cụ đánh giá website hoàn toàn miễn phí, bạn có thể sử dụng  Link Sleuth của Xenu

2.2 Cấu hình thu thập thông tin

Sau khi đã chọn được một công cụ thu thập thông tin, bạn cần cài đặt cấu hình công cụ đó để biến nó thành một trình thu thập thông tin chuyên dụng của bạn. Đầu tiên, bạn cần set user agent của công cụ thu thập dưới dạng chuỗi phù hợp. Một số user agent dành cho công cụ tìm kiếm phổ biến nhất bao gồm:

Googlebot - Mozilla/5.0 (compatible; Googlebot/2.1; +http://www.google.com/bot.html)

Bingbot - Mozilla/5.0 (compatible; bingbot/2.0; +http://www.bing.com/bingbot.htm)

Kế tiếp, bạn nên quyết định cách các trình thu thập thập thông tin vừa cài đặt xử lí các loại website khác nhau

Theo mặc định, tôi khuyên bạn nên tắt cookie, JavaScript và CSS khi tiến hành thu thập dữ liệu trên website. Đối với những trường hợp một trình xử lí không thể đảm nhiệm (một trang phụ thuộc nhiều vào AJAX chẳng hạn), bạn nên cân nhắc chuyển sang trình xử lí thông minh hơn.

2.3 Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính công cụ tìm kiếm

Thu thập dữ liệu website cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin, nhưng để thực hiện việc đánh giá website một cách hoàn hảo hơn, chúng ta nên tham khảo ý kiến của các công cụ tìm kiếm, bằng cách sử dụng những tài nguyên có sẵn: Google Webmaster Tool

Nếu bạn chưa liên kết website của mình với Google Webmaster Tool và Bing Webmaster Tool, đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu tìm hiểu. Không những cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về website theo quan điểm của Google và Bing, những tool này còn giúp bạn đánh giá được hành vi, xu hướng truy cập của người dùng trên website

Sau khi đã chuẩn bị toàn bộ công cụ cần thiết, chúng ta có thể chuyển sang phần chính của bài viết.

 đánh giá website 

Google WebMaster tool là một trong những công cụ đánh giá website đắc lực nhất

3. Đánh giá khả năng truy cập của trang web

Nếu Bot của công cụ tìm kiếm và người dùng không thể truy cập web, coi như nó không tồn tại, vì vậy, bạn phải đảm bảo khả năng truy cập trên trang web của mình. Dưới đây là một số yếu tố cần đặc biệt quan tâm

3.1 Robots.txt

Robots.txt là đoạn mã được sử dụng để hạn chế Bot công cụ tìm kiếm truy cập những page cụ thể (mà bạn không muốn chúng khám phá nội dung trên đó) trên website, chúng rất hữu ích, nhưng nếu cài đặt không đúng, rất có thể bạn sẽ ngăn chặn công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên toàn bộ website

Hãy kiểm tra thủ công tập tin Robots.txt và đảm bảo rằng nó không hạn chế quyền truy cập những page quan trọng trên website của bạn, chúng ta cũng có thể sử dụng Webmaster Tool để xác định những URL đang bị chặn bởi Robots.txt.

 đánh giá trang web 

Định dạng file Robot.txt cơ bản nhất để chặn công cụ tìm kiếm truy cập một nội dung

3.2 Robots Meta Tags

Robots Meta Tags được sử dụng để báo cho các Bot thu thập dữ liệu của Google (và những công cụ khác) biết rằng chúng được phép index một trang cụ thể nào đó và dẫn chúng về link được chỉ định

Khi đánh giá khả năng truy cập website, bạn cần xác định những trang nào đang vô tình ngăn chặn công cụ tìm kiếm thu thập thông tin.

 đánh giá trang web 

Đoạn code Robots Meta điển hình thường được sử dụng

3.3 Status Code của HTTP

Công cụ tìm kiếm và người dùng sẽ không thể truy cập nội dung website nếu URL đó trả về kết quả lỗi (Lỗi 404, lỗi 502, 501…)

Trong quá trình thu thập thông tin website, bạn nên xác định và sửa lại những trang trả về kết quả lỗi. Nếu trang bị hỏng hoặc đã bị xóa, hãy chuyển hướng URL sang một trang khác có liên quan

Nói về chuyển hướng, đây cũng là cơ hội để đánh giá lại hệ thống chuyển hướng trên website của bạn, hãy đảm bảo tất cả những trang cần chuyển hướng sử dụng 301 redirect chứ không phải 302 redirect (chuyển hướng tạm thời, thay đổi tùy vào loại trình duyệt hoặc vị trí khách truy cập), meta refresh hay Javascript (chuyển hướng từ phía client, người dùng sẽ nhìn thấy cả hai trang, load xong trang A rồi tự động chuyển sang trang B) để chuyển hướng.

3.4 XML Sitemap

XML Sitemap cung cấp cho Bot công cụ tìm kiếm một “bản đồ” để đảm bảo chúng có thể dễ dàng tìm thấy tất cả các page hiện có trên website của bạn. Dưới đây là vài câu hỏi quan trọng về sitemap của bạn:

_ Sitemap có phải định dạng XML chuẩn không? Nó có tuân theo giao thức Sitemap không? Các công cụ tìm kiếm đã đưa ra một định dạng cụ thể cho sitemap, vì vậy bạn buộc phải tuân theo để đảm bảo nó được xử lí chính xác

_ Sitemap đã được submit trên tài khoản Webmaster của bạn chưa?

_ Có page nào xuất hiện trong trình thu thập dữ liệu ở bước trên, nhưng lại không được đưa vào sitemap không?

_ Có page nào xuất hiện trong sitemap nhưng lại không được hiển thị trong trình thu thập dữ liệu không? Nếu có những trang như vậy, bạn cần tìm vị trí phù hợp và đặt ít nhất một internal link trỏ về chúng.

 đánh giá web 

Webmaster Tool có hỗ trợ tính năng submit sitemap với Google và theo dõi những page đã được submit

3.5 Cấu trúc trang web

Cấu trúc website là nền móng của một trang web, vì vậy, bạn cần kiểm tra thật kĩ hệ thống phân tầng website đã hợp lí hay chưa, những trang quan trọng đã được ưu tiên đúng mức hay chưa. Lí tưởng nhất, bạn nên xây dựng cấu trúc phẳng một chút, đừng tạo quá nhiều danh mục con theo chiều sâu, hãy tận dụng cả chiều dọc và ngang của website.

3.6 Điều hướng Flash và JavaScript

Cấu trúc website dù lí tưởng đến đâu đi nữa, nhưng nếu vướng phải những yếu tố điều hướng ngăn chặn kết nối với công cụ tìm kiếm, trang của bạn vẫn không thể xuất hiện trên bảng xếp hạng. Mặc dù Bot Google đã trở nên thông minh hơn nhiều trong suốt thời gian qua, nhưng chúng ta vẫn nên tránh điều hướng Flash và JavaScript

Để đánh giá website ở mục này, bạn có thể thu thập thông tin hai lần: Một lần để nguyên JavaScript, một lần thì tắt đi, sau đó xác định những page nào trên website không thể truy cập nếu tắt JavaScript đi.

3.7 Kiểm tra tốc độ tải trang

Chúng ta đều hiểu được tầm quan trọng của tốc độ load trang của mỗi website đối với lượng traffic và trải nghiệm người dùng. Tương tự vậy, các bot công cụ tìm kiếm cũng được phân bổ một khoảng thời gian giới hạn cho mỗi trang web trên Internet, vì vậy, những website tải nhanh hơn sẽ được thu thập thông tin kĩ càng, nhất quán hơn

Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ đánh giá website khác nhau để đo tốc độ tải trang hiện tại, ví dụ như Google Page Speed, Yslow, hoặc Pingdom Full Page…Miễn là đầu tư một chút thời gian để tìm hiểu xem những số liệu đó nói lên điều gì.

  công cụ đánh giá website 

Pingdom sẽ cho bạn biết tốc độ load trang trung bình và cho điểm dựa trên tiêu chuẩn riêng

4. Đánh giá khả năng Index của website

Sau khi đã xác định được những trang mà công cụ tìm kiếm được phép truy cập, bước kế tiếp, chúng ta cần xác định xem có bao nhiêu page trong số đó thực sự được index. Dưới đây là một số cách để kiểm tra khá hiệu quả

4.1 Lệnh “Site:địa chỉ website”

Bạn có thể sử dụng lệnh này để ước tính được bao nhiêu page đã được index bởi một công cụ tìm kiếm cụ thể. Ví dụ: Nếu gõ lệnh: “site:quangcaosieutoc.com” (không có dấu ngoặc kép, không có khoảng trống sau dấu : nhé) vào Google, bạn sẽ nhận được 62.300 kết quả trả về, có nghĩa là Google đã index khoảng 62.300 page cho quangcaosieutoc.com

 Mặc dù cách này có thể sai lệch với kết quả thực tế, nhưng đây là cách ước tính sơ bộ hiệu quả nhất bạn có thể sử dụng. Sau khi đã xác định được tổng số page được index, có thể xảy ra ba trường hợp:

_ Số liệu trả về và số lượng thực tế tương đương nhau: Đây là trường hợp lí tưởng nhất, công cụ tìm kiếm đang thu thập thông tin và index nội dung trên web của bạn khá hiệu quả

_ Số liệu trả về nhỏ hơn đáng kể so với số lượng thực tế: Có nghĩa là công cụ tìm kiếm không index khá nhiều trang trên website của bạn, chúng ta cần xác định ngay nguồn gốc vấn đề, nguyên nhân có thể là do khả năng truy cập web (đã kiểm tra ở phần trên) hoặc website của bạn đang bị phạt chẳng hạn

_ Số liệu trả về lớn hơn đáng kể so với số lượng thực tế: Có nghĩa là trang web của bạn đang có nhiều nội dung trùng lặp. Nếu bạn nghi ngờ có vấn đề nội dung trùng lặp, hãy sử dụng lệnh “site: website” nối thêm &start = 990 ở cuối URL. Sau đó hãy tìm cảnh báo trùng lặp nội dung trùng lặp ở cuối trang, thông điệp có thể tương tự như ảnh chụp màn hình bên dưới.

 công cụ đánh giá website

Nếu sử dụng lệnh theo hướng dẫn mà nhận được thông báo như hình, có nghĩa là web của bạn có trang bị trùng nội dung

4.2 Kiểm tra những page quan trọng có được index chưa

Bằng cách sử dụng lệnh “site:” nhưng thay vì nhập URL trang chủ website như trên, hãy nhập một URL cụ thể, bạn có thể kiểm tra xem URL đó đã được index hay chưa. Nếu không tìm thấy page, hãy kiểm tra lại khả năng truy cập của page, nếu page không gặp vấn đề về truy cập, chúng ta nên nghĩ đến việc page đó đang bị phạt.

Liên quan đến mảng kinh doanh bán hàng thì để kinh doanh bán hàng hiệu quả hơn các bạn có thể tìm hiểu thêm về:

Cách lập kế hoạch marketing online chi tiết nhất

Hướng dẫn thiết kế poster quảng cáo sản phẩm chuyên nghiệp nhất

5. Các yếu tố xếp hạng Onpage

Sau khi đã hoàn thành xong những bước trên, đã đến lúc chúng ta đánh giá website ở những yếu tố trực tiếp tác động đến thứ hạng trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Đối với mỗi yếu tố xếp hạng, bạn cần kiểm tra cả cấp page và cấp domain của website. Dưới đây là một số yếu tố cần đặc biệt quan tâm

5.1 Kiểm tra URL các page trên website

Khi đánh giá URL cho một page cụ thể, bạn cần trả lời được những câu hỏi:

_ URL có đủ ngắn và thân thiện với người dùng không? Lí tưởng nhất, URL của page nên giới hạn dưới 115 kí tự

_ URL có được chèn từ khóa liên quan không?

_ URL đang sử dụng Subfolders hay Subdomains. Trong nhiều trường hợp, Subfolders sẽ được ưu tiên hơn Subdomains (điểm khác nhau và ưu khuyết điểm của hai khái niệm này sẽ được phân tích kĩ hơn trong một bài viết khác)

_ URL có sử dụng dấu gạch nối giữa các từ không?

_ Dựa vào từ khóa mục tiêu, tên miền được đặt cho page có phù hợp không? Có tạo ấn tượng spam không?

5.2 Kiểm tra nội dung trùng lặp dựa trên URL trang web

Mỗi URL sẽ đại diện cho một nội dung duy nhất trên trang web, nếu xuất hiện 2 URL riêng biệt trỏ về cùng một trang (mà không sử dụng kĩ thuật chuyển hướng), công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rằng đó là hai trang tách biệt cùng tồn tại, nhưng nội dung hoàn toàn giống nhau

Bằng cách sử dụng một số công cụ phân tích website hỗ trợ, bạn có thể dễ dàng tìm ra những URL nào đang bị trùng lặp và có biện pháp khắc phục ngay.

đánh giá web

Ví dụ về link thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm

5.3 Kiểm tra nội dung trên page

Đây là phần quan trọng nhất khi phân tích website, để kiểm tra chất lượng nội dung của một trang, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau, ví dụ như SEO Quake hoặc Browseo…Những công cụ này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về trang (ví dụ thẻ tiêu đề, thẻ meta description…)

Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng cần giải đáp:

_ Nội dung có giá trị với khán giả hay không?

_ Nội dung có chứa từ khóa mục tiêu hay không? Tỉ lệ xuất hiện có hợp lí hay không? Mật độ lí tưởng nhất có thể dao động từ 2-5% tùy độ dài nội dung

_ Bạn có spam từ khóa (nhồi nhét từ khóa quá nhiều) trong một nội dung hay không?

_ Các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng xử lí nội dung hay không? Đừng sử dụng quá nhiều Flash, JavaScript hoặc hình ảnh dung lượng lớn, kích thước lí tưởng nhất nên giới hạn ở 100KB trở xuống

Ngoài ra, bạn cũng cần tập trung vào 3 yếu tố chính:

5.3a Cách trình bày nội dung

Cấu trúc một bài viết là cách bạn trình bày nội dung đó, cũng giống như một cuốn sách thu nhỏ, bạn cần bổ sung mục lục ở đầu trang và phân cấp nội dung một cách rõ ràng. Từng chương chính sẽ làm rõ chủ đề bài viết, trong khi những nội dung bên dưới sẽ làm rõ ý cho chương chính

Ngoài ra, chúng ta cần đảm bảo rằng từ khóa mục tiêu đã được chèn vào những chương chính và phân bổ một cách hợp lí xuyên suốt nội dung theo tỉ lệ lí tưởng.

5.3b Từ khóa ăn thịt lẫn nhau

Từ khóa ăn thịt lẫn nhau, hay từ khóa xung đột lẫn nhau là khái niệm mô tả tình huống mà trang web của bạn có nhiều page nhắm đến cùng một từ khóa. Khi nhiều page nhắm đến cùng một từ khóa, công cụ tìm kiếm sẽ bị nhầm lẫn, đơn giản là Bot Google sẽ không thể quyết định nên hiển thị nội dung nào ở từ khóa đó. Quan trọng hơn, tình trạng này sẽ gây nhầm lẫn cho người dùng

Để xác định những page có từ khóa ăn thịt lẫn nhau, bạn có thể sử dụng công cụ phân tích website Ahref, tất cả những gì cần làm là nhập danh sách URL vào xác định từ khóa mục tiêu của mỗi URL, đưa dữ liệu vừa thu thập được vào file Exel và sử dụng bộ lọc để xác định trùng lặp

Sau khi đã xác định được từ khóa xung đột, bạn có thể hợp nhất các trang hoặc tăng mật độ từ khóa thay thế trên page để nhắm mục tiêu đến những từ khóa thay thế này.

5.4 Kiểm tra HTML Markup

Nhiều quản trị viên vẫn xem nhẹ tầm quan trọng của HTML website, mặc dù nó bao gồm những yếu tố xếp hạng cực kì quan trọng quyết định thứ hạng website. Trước khi phân tích sâu vào một số yếu tố HTML cụ thể, bạn cần đảm bảo rằng HTML của mình đã tuân thủ tiêu chuẩn cơ bản của một trang web

W3C validator là một công cụ thực sự hữu ích cho phép bạn kiểm tra lỗi HTML và CSS trong quá trình code website. Tất nhiên bạn không cần phải khắc phục toàn bộ, chỉ cần quan tâm đến những lỗi nghiêm trọng như sai cú pháp thẻ, mở đóng thẻ không đúng, thiếu thuộc tính thẻ…

đánh giá trang web

Đánh giá độ chuẩn HTML của website một cách đơn giản bằng W3C validator

5.4a Thẻ Meta Descriptions

Meta Descriptions không thực sự được xem là một yếu tố xếp hạng chính thức, nhưng nó ảnh hưởng đến tỉ lệ nhấp của trang trong kết quả tìm kiếm. Lí tưởng nhất, dòng mô tả bài viết nên giới hạn dưới 160 kí tự, lặp lại từ khóa 1 hoặc 2 lần tùy độ dài từ khóa. Khi phân tích website cấp tên miền, bạn cần bảo đảm mỗi trang có duy nhất một thẻ Meta Descriptions.

5.4b Hình ảnh

Một bức ảnh có thể nói với người dùng hàng nghìn thứ, nhưng đối với công cụ tìm kiếm, nó không hoạt động như cách chúng ta vẫn thường làm, trang web của bạn phải cung cấp một “metadata hình ảnh” để công cụ tìm kiếm hiểu được nó nội dung bức ảnh. Hai thuộc tính quan trọng nhất là thẻ Alt và tên tập tin hình ảnh. Cả hai thuộc tính phải mô tả được nội dung bức ảnh, ngoài ra, chúng cũng nên chứa từ khóa mục tiêu.

5.4c Title

Mỗi page trên website chỉ có một tiêu đề trang duy nhất, kể cả trang chủ hoặc trang con, đó là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong kết quả công cụ tìm kiếm, nó cũng là điều đầu tiên mọi người chú ý trong social media. Vì vậy, việc đánh giá title website rất quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc:

_ Title có ngắn gọn không? Theo nguyên tắc chung, title không nên vượt quá 70 kí tự, nếu không nó sẽ bị cắt ngang khi hiển thị trong kết quả tìm kiếm

_ Title có mô tả được nội dung chính của trang không? Đừng bao giờ nghĩ đến việc làm title giật tít nhưng chẳng liên quan đến nội dung, đó là sai lầm lớn nhất trực tiếp mất lượt traffic

_ Title có chứa từ khóa mục tiêu hay không? Tiêu đề trang là một trong những yếu tố xếp hạng mạnh mẽ nhất, vì vậy bạn nên tranh thủ chèn từ khóa mục tiêu của mình vào

Khi phân tích title cấp tên miền, hãy đảm bảo rằng mỗi page có một tiêu đề duy nhất, bạn có thể sử dụng trình thu thập thông tin website của mình để kiểm tra, hoặc sử dụng Webmaster Tools để check tiêu đề trùng lặp mà Google tìm thấy trên web (Trong mục Search Appearance -> HTML Improvements ).

đánh giá trang web

Cách truy cập mục HTML Improvements để kiểm tra trùng lặp tiêu đề trên website

5.4d Link out

Khi một page liên kết với một page khác, có thể xem link là chứng thực chất lượng của trang nhận, vì vậy, phần quan trọng khi đánh giá website là đảm bảo trang web của bạn chỉ liên kết đến những trang uy tín, chất lượng cao. Dưới đây là một số câu hỏi cần thiết khi đánh giá website

_ Link có trỏ đến những trang web đáng tin cậy hay không? Hãy hạn chế tối đa việc liên kết với những trang spam, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến điểm chất lượng website của bạn

_ Link có liên quan đến nội dung trên trang hay không. Khi bạn liên kết đến một page khác, đây là cách làm rõ thêm nội dung trên page của bạn, nếu link trỏ đến một trang không liên quan, sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và làm giảm mức độ liên quan của trang

_ Link có sử dụng anchor text hay không? Anchor text có bao nhiêu % chứa từ khóa mục tiêu, bao nhiêu % chứa những từ chuyển hướng?

_ Có liên kết nào nofollow không? Nếu trỏ đến những trang không thực sự chắc chắn, bạn nên cài thuộc tính nofollow cho link out của mình

_ Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét lại sơ đồ internal link hiện đang sử dụng, cần đảm bảo rằng những page quan trọng nhất cần nhận được nhiều internal link nhất.

5.4e Các thẻ

khác

Bạn có lẽ đã quá quen thuộc với việc sử dụng thẻ H1, H2, H3 trên trang rồi, phải không? Vì vậy tôi sẽ không phân tích sâu hơn về cách sử dụng. Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng:

_ Page có sử dụng thẻ H1 không? Thẻ H1 có chứa từ khóa mục tiêu hay không?

_ Page có sử dụng frames và iframes hay không? Chúng ta nên hạn chế sử dụng hai thứ này, vì khi bạn dùng frames để nhúng nội dung, công cụ tìm kiếm sẽ không liên kết nội dung với trang của bạn, mà liên kết với pagesource của frames.

 

đánh giá trang web

Phân tầng nội dung website bằng cách sử dụng các thẻ tương ứng, bắt đầu từ H1

6. Các yếu tố xếp hạng OffPage

6.1 Mức độ phổ biến hiện tại

Khi đánh giá mức độ phổ biến của trang web, dưới đây là một số câu hỏi cần trả lời:

_ Lượng traffic hiện tại trên website có ổn định hay không? Có xu hướng tăng dần theo thời gian không?

_ Mức độ phổ biến website của bạn khi so sánh với những trang tương tự? Bạn có thể dựa vào chỉ số Alexa hoặc MozRank để tìm hiểu thông tin này

_ Website của bạn có nhận được backlink từ những trang nổi tiếng khác không?

6.2 Backlink Profile

Chất lượng trang web của bạn được xác định bởi chất lượng của các trang web liên kết với nó, vì vậy, việc phân tích backlink là bước mà mọi quản trị viên cần thực hiện khi phân tích website. May mắn thay, chúng ta có rất nhiều công cụ hỗ trợ thực hiện bước này, phổ biến nhất trong số đó có thể kể đến là Ahrefs và Majestic. Dưới đây là một số câu hỏi cần kiểm tra khi xem xét Backlink Profile:

_ Có bao nhiêu domain gốc đang liên kết với trang web? Backlink chất lượng cao thực sự không nhiều, nhưng 10 backlink trỏ đến từ 10 domain (uy tín) khác nhau sẽ có giá trị hơn 10backlink trỏ về từ 1 domain duy nhất

_ Trong số backlink trỏ về, có bao nhiêu % là nofollow? Lí tưởng nhất, lượng link dofollow phải chiếm hơn phân nửa trong tổng số backlink. Hơn nữa, một trang web sẽ rất đáng ngờ nếu toàn bộ link trỏ về là dofollow, không có bất kì link nofollow nào

_ Link trỏ về có liên quan đến chủ đề chính của website hay không?

_ Mức độ phổ biến, đáng tin cậy của các domain gốc đang liên kết với web của bạn như thế nào?

Kết luận

Như vậy, tôi vừa giới thiệu với bạn những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu khi đánh giá website bất kì, nhìn chung, mỗi quản trị viên sẽ tập trung nhiều hơn một chút cho những phần cụ thể của website. Ví dụ có người sẽ tập trung tối ưu nội dung, trong khi số khác sẽ tập trung xây dựng hệ thống backlink chất lượng, nhưng ở cấp độ cơ bản nhất, bạn nên đảm bảo trang web của mình đã đáp ứng được toàn bộ những yếu tố đã được đề cập ở trên. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Hướng dẫn seo web lên top Google lộ trình 3 – 6 tháng

Bạn cần đưa website lên top tìm kiếm Google. Khi đó, bạn cần nghĩ ngay đến quãng thời gian để lên top, khả thi và phổ biến nhất là từ 3 – 6 tháng. Vậy trong quãng thời gian này, những công việc bạn cần phải làm là gì ? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay nhé

[Cách Index Nhanh] Khi Google Cập Nhật Bỏ Submit URL

Đại diện của Google Webmasters cho biết: “Chúng tôi buộc phải dừng tính năng submit công khai”, tuy nhiên, công ty không đưa ra bất kì lí do nào giải thích cho quyết định này, nhưng có thể đoán được việc Google cập nhật bỏ submit url chắc chắn liên quan đến vấn đề spam link hoặc lạm dụng tính năng đang xảy ra rất phổ biến hiện nay. Google cũng nói thêm: “…Chúng tôi vẫn khuyến khích việc submit nội dung trực tiếp ...

Hướng dẫn cách SEO BAIDU chi tiết và hiệu quả nhất

Mặc dù Google là công cụ tìm kiếm thống trị ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, nhưng chỉ có 2.3% trong số tất cả các truy vấn ở Trung Quốc diễn ra trên Google, nguyên nhân chính có lẽ là do Great Firewall của nước này. Nhưng thậm chí ngay cả khi không có firewall, thì công cụ tìm kiếm thống trị của phương Tây cũng không thể nào giành được vị trí áp đảo ở Trung Quốc, thay vào đó ...
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết

0