Dịch Vụ Quảng Cáo Google
Dịch Vụ Quảng Cáo Google

Cách Tối Ưu Quảng Cáo Google Mua Sắm Hiệu Quả Nhất

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 2706
Ngày đăng: 24 Tháng Tư, 2024 / Ngày cập nhật: 05 Tháng Hai, 2020

Không những cạnh tranh gay gắt với Facebook trong lĩnh vực tối ưu hóa tìm kiếm (cho đến hiện nay Facebook vẫn chưa có cách nào vượt mặt được thế mạnh tuyệt đối này của Google), Google còn đang theo đuổi cuộc chơi với một đối thủ nặng kí khác: Amazon. Nếu bạn truy cập vào Amazon, gõ từ khóa “computer,” hàng loạt hình ảnh sản phẩm về laptop, máy tính để bàn sẽ được trả về, việc cần làm là chọn lấy một mẫu vừa ý và đặt mua, bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng chúng ta cũng có thể làm y hệt vậy bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm Google

Vào tháng 3/2018, Google đã chính thức khởi chạy “Shopping Actions,” một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân bán hàng thông qua cách quảng cáo trên Google có thể cạnh tranh trực tiếp với Amazon, hay còn được biết đến với tên gọi quảng cáo Google Shopping, trên thực tế, hình thức quảng cáo này đã được triển khai từ trước đó, nhưng đến gần đây đã trở thành  thế mạnh mũi nhọn của Google. Tin vui là Google Shopping sẽ được triển khai ở thị trường Việt Nam trong vài tháng tới, vì vậy việc chuẩn bị trước kiến thức cần thiết để “chinh chiến” ở một mảng bán hàng tiềm năng mới, là nước đi thông minh đối với những doanh nhân, chủ công ty, xí nghiệp

Với bất kì ai hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing, hẳn đã không còn xa lạ với khái niệm “Optimization (tối ưu hóa),” đúng vậy, chúng ta cần tối ưu hóa website, SEO, tối ưu hóa Facebook Ads…Không ngừng cải thiện mọi yếu tố trong chiến dịch marketing của mình, điều này cũng không ngoại lệ với Google Shopping, để có được một chiến dịch mua sắm hoàn hảo, bạn buộc phải học cách tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping ở mức độ nâng cao, hơn là chỉ đơn giản tạo chiến dịch dựa trên khuôn mẫu cơ bản

tối ưu quảng cáo google mua sắm

Google Shopping là hình thức quảng cáo tiềm năng sẽ xuất hiện ở Việt Nam trong năm 2018

Việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping có lẽ sẽ khá phức tạp đối với bất kì ai nếu chưa bao giờ thực hiện trước đó, vì vậy nếu chưa nắm vững những kiến thức cơ bản về Adwords, hoặc chưa biết cách tạo một mẫu quảng cáo Google Shopping, tốt hơn bạn nên cân nhắc tìm hiểu thêm trước khi đọc bài viết này. Còn đối với những người đã từng choáng ngợp trước hàng loạt tùy chọn về chiến lược đặt giá thầu, hay thắc mắc về việc làm thế nào để tạo ra một chiến dịch quảng cáo tối ưu, đây là câu trả lời bạn đang tìm kiếm

Rất nhiều nhà quảng cáo, thậm chí trong số đó có các website thương mại điện tử nổi tiếng, chỉ đơn giản là hi vọng chiến dịch Google Shopping của mình có thể tự chăm sóc bản thân, việc họ làm là đổ tiền vào và cầu nguyện, một số khác lại đặt giá thầu nhỏ giọt để dễ quản lí, nhưng đây chỉ là một chiến thuật hiệu quả cầm chừng

Trong bài đăng này, tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kĩ thuật cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo Google Shopping rất quan trọng, nhưng phần lớn chưa được quan tâm đúng mức, một số liên quan đến kĩ thuật, phần còn lại là về hướng tư duy, tạo nền tảng đúng đắn ngay từ đầu

Ở đây, tôi sẽ phân tích ba vấn đề chính cần được tối ưu: Chiến lược đặt giá thầu, tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu Feed trong Google Merchant Center và cuối cùng là chiến lược từ khóa để đảm bảo sản phẩm được hiển thị đúng với cụm tìm kiếm mong muốn. Tất nhiên toàn bộ những kĩ thuật được đề cập đến ở đây là “cần” nhưng không có nghĩa là “đủ”, bạn phải tiếp tục phát triển thêm dựa vào trải nghiệm cá nhân và kiến thức từ nhiều nguồn.

 tối ưu quảng cáo google mua sắm 

Những yếu tố cần tối ưu hóa trong chiến dịch quảng cáo Google Shopping

 

1.Lưu ý trước khi tối ưu hóa quảng cáo Google mua sắm

Một lần nữa, tôi muốn lưu ý rằng bạn nên quan tâm đến những yếu tố căn bản trước khi tìm hiểu thủ thuật nâng cao, nếu bạn thậm chí chưa biết phân đoạn chiến dịch hoặc chỉ sử dụng một nhóm quảng cáo duy nhất, một số chiến thuật trong bài viết này sẽ không thể áp dụng

Trong những hình thức quảng cáo Adwords khác, chúng ta đã khá quen thuộc với việc sử dụng những chỉ số: Vị trí trung bình, tỉ lệ hiển thị, CPC tối đa, CPC thực tế, CTR, ROAS,…Bạn biết phải nhìn vào đâu để tối ưu hóa giá thầu, nó ăn sâu vào suy nghĩ và phản xạ như bản năng tự nhiên khi gặp tình huống cần giải quyết. Tuy nhiên, trong quảng cáo Google Shopping, một yếu tố quan trọng đã biến mất, đó là Vị Trí Trung Bình, điều này làm đau đầu rất nhiều nhà quảng cáo khi cố gắng tối ưu hóa giá thầu, vậy chúng ta tối ưu hóa cái gì bây giờ? Vẫn còn vài yếu tố quan trọng cần quan tâm

+ ROAS (Giá thầu lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo)

+ Tỉ lệ hiển thị (Impression Share)

+ CPC điểm chuẩn (chi phí cho mỗi lượt nhấp)

+ CTR điểm chuẩn (tỉ lệ nhấp chuẩn)

+ CPA (chi phí cho mỗi hành động)

 Nói chung, chúng ta không thể kiểm soát chỉ số CPC CTR và CPA, có quá nhiều “hộp đen” ở đó, bạn không thể biết Google đang so sánh mình với những ngành nào khác, vì thế, nếu loại trừ tất cả những từ khóa chung chung như giày nam, thời trang nữ…Nhiều khả năng CTR sẽ được nâng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, nhưng hãy cẩn thận, vì CPC và CPA cũng sẽ tăng theo, vậy còn lại ROAS, đây là một dữ liệu quý giá cần được khai thác triệt để.

 tối ưu quảng cáo google mua sắm 

CPA và ROAS luôn là tạo nên những luồng ý kiến trái chiều về tầm quan trọng của chúng

2. Tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping bằng chiến lược giá thầu

2.1 Quản lí giá thầu bằng cách dựa vào chỉ số ROAS

Quản lí giá thầu là một trong những yếu tố tối ưu hóa không thể bỏ qua trong chiến dịch Google Shopping, có một nguyên tắc cũ đến giờ vẫn được áp dụng khá hiệu quả:

+ Đặt giá thầu cao hơn nếu ROAS cao

+ Đặt giá thầu thấp hơn nếu ROAS thấp

Nguyên tắc này nghĩa là sao? Chúng ta đều biết hình thức đặt giá thầu tự động ROAS (Lợi tức chi tiêu quảng cáo mục tiêu) là một trong những thế mạnh nổi bật của Adwords, giả sử bạn bỏ ra 1$ vào chiến dịch quảng cáo, mục tiêu đặt ra là thu về 5$, vậy giá trị ROAS mục tiêu là 500%, lúc này Google sẽ dựa vào dữ liệu chuyển đổi trên tài khoản của bạn (muốn sử dụng ROAS, tài khoản của bạn buộc phải có ít nhất 30 chuyển đổi trong 30 ngày trước) để đề xuất một mức giá thầu hợp lí, sao cho lợi tức mang về gần với mục tiêu đặt ra (500%) nhất có thể, sau đó, bạn có quyền sử dụng đề xuất của Google, hoặc đặt giá thầu theo ý mình

Bạn có thể nhận đề xuất bằng cách truy cập vào tài khoản Adwords, từ giao diện chính, nhấp vào biểu tượng Cài Đặt ở góc trên bên phải màn hình (gần mục tài khoản), chọn “thư viện đã chia sẻ,” sau đó tiếp tục nhấp vào mục “Chiến lược giá thầu danh mục đầu tư,” đây là nơi chứa hầu hết những số liệu cần thiết liên quan đến giá thầu. Nhưng cần lưu ý rằng có thể sẽ mất 1 ngày kể từ khi bạn đặt ROAS mục tiêu, cho đến lúc Google đưa ra đề xuất thích hợp

 tối ưu quảng cáo google mua sắm 

Cách nhận giá thầu đề xuất trong trình duyệt Google Adwords

 

Nhưng khả năng tính toán của Google cũng chỉ giới hạn dựa trên thông tin thực tế từ tài khoản của bạn, vì vậy nếu sử dụng ROAS đề xuất, một số chuyển đổi có thể trả về ROAS cao hơn, ví dụ chưa đến 1$ để thu về 5$, trong khi một số khác lại trả về ROAS thấp hơn mục tiêu, hơn 1$ để thu về 5$, khi đó bạn sẽ phải dựa vào kết quả trả về để điều chỉnh giá thầu theo nguyên tắc trên

Việc tăng giá thầu sẽ giúp bạn cải thiện chỉ số vị trí trung bình trong Adwords, mặc dù chỉ số này không khả dụng đối với Google Shopping, nhưng nguyên tắc thì không thay đổi, vì vậy hãy tăng giá thầu nếu ROAS tốt, vậy tăng ở mức nào? Có hai dấu hiệu cần quan tâm khi điều chỉnh giá thầu

+ Vị trí xuất hiện sản phẩm: Bằng cách nhìn vào vị trí hiện tại của sản phẩm, thông thường, chúng ta sẽ ngừng đặt giá thầu cao hơn nếu sản phẩm nằm trong 8 kết quả hiển thị đầu tiên

+  Hoặc trong một trường hợp tích cực khác, đó là khi ROAS cao hơn mục tiêu đặt ra, hay nói đơn giản là chưa đến 1$ để thu về 5$ lợi nhuận, trong trường hợp đó, hiển nhiên quảng cáo của bạn sẽ được ưu tiên hơn, thậm chí là “độc quyền” vị trí số 1 trong kết quả tìm kiếm và được hiển thị nhiều hơn nữa.

2.2 Tư duy theo từng phân đoạn khi giảm giá thầu

Tư duy là khái niệm không thể tách rời khi tối ưu quảng cáo google shopping, nhiều người trong chúng ta quá đặt nặng về kĩ thuật (hoặc thủ thuật) mà quên mất việc phân tích vấn đề, vì vậy, hãy luôn phân đoạn trong quá trình quyết định giá thầu. Tuyệt đối không giảm giá thầu cho đến khi bạn xác định chắc chắn nguyên nhân dẫn đến hiệu suất chiến dịch thấp là do giá thầu chưa hợp lí

Nếu bạn phải bỏ ra đến 4$ cho một chuyển đổi 5$, OK! Nghĩ đến việc giảm giá thầu là điều không thể không làm, theo nguyên tắc đã được giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, trước khi quyết định, hãy xác định xem, liệu kết quả này có chịu tác động từ những yếu tố nào khác hay không, ví dụ từ khóa tìm kiếm chưa thích hợp, hoặc sản phẩm của bạn xuất hiện ở cột phải, trong khi đa số khách hàng mục tiêu lại sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm từ khóa (Quảng cáo Google Shopping ở cột phải sẽ không hiển thị với người dùng trên thiết bị di động, chỉ có loại hiển thị dạng thanh cuộn ngang ở ngay dưới kết quả tìm kiếm mới hiển thị trên thiết bị di động)…Có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả

Hãy nhìn một ví dụ minh họa thực tế dưới đây:

 tối ưu quảng cáo google mua sắm 

Như có thể thấy, thiết bị di động là nguyên nhân chính kéo RÓAS của toàn nhóm sản phẩm

ROAS tổng thể ở đây là 3.66, trong khi mục tiêu đặt ra của tôi là 5.00, như vậy có thể nói là chiến dịch mang lại hiệu quả thấp, cần hạ giá thầu xuống. Nhưng chậm lại một chút! Nếu nhìn kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng nhóm quảng cáo hiển thị trên thiết bị di động mới là nguyên nhân chính khiến kết quả tổng thể thấp như vậy, điều đó có nghĩa là sản phẩm này không phù hợp để quảng cáo trên điện thoại di động, chỉ cần tắt hiển thị trên thiết bị di động, hoặc giảm giá thầu trên thiết bị di động, kết quả sẽ được cải thiện ngay

 Không phải mọi nguyên nhân đều đến từ giá thầu, thậm chí không phải là do kĩ thuật, vì vậy hãy luôn tư duy trước khi quyết định.

 2.3 Theo dõi điều chỉnh giá thầu

Chúng ta vẫn chưa kết thúc việc có thể làm để tối ưu quảng cáo google mua sắm, trên thực tế, có rất nhiều thứ cần làm. Hãy lưu ý, khi làm việc trên giá thầu, có rất nhiều yếu tố tác động, bạn không thể chỉ chi 3$ cho một chuyển đổi suốt chiến dịch quảng cáo vì giá này mang lại tỉ lệ lợi nhuận như ý

Như ví dụ đã được đề cập ở trên, sau khi nhận ra nguyên nhân hiệu suất chiến dịch bị tụt giảm chủ yếu đến từ mảng thiết bị di động, bạn có thể giảm giá thầu trên thiết bị di động xuống, tăng giá thầu trên máy tính và máy tính bảng. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên xem xét điều chỉnh lại giá thầu theo ĐỊNH KÌ, một cách đều đặn trong những khoảng thời gian sau:

+ Phân phối quảng cáo trên thiết bị di động/ máy tính/ máy tính bảng: Điều chỉnh giá thầu mỗi tuần một lần, sau đó là hai tuần một lần khi hiệu suất chiến dịch đã bắt đầu ổn định, ở đây chúng ta sẽ đẩy mạnh phân phối trên các thiết bị mang lại hiệu quả cao và giảm giá thầu quảng cáo đối với những thiết bị hiệu quả thấp

+ Theo lịch cố định: Hàng tháng, bạn cần kiểm tra lại giá thầu ít nhất mỗi lần môt cách đều đặn để kịp thời chỉnh sửa

+ Mỗi khi có thay đổi vị trí phân phối quảng cáo: Nếu mở rộng sang những khu vực, quốc gia mới, bạn cần theo dõi sát sao hiệu quả quảng cáo ở những khu vực này, vì vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng nhiều đến hành vi mua hàng.

 tối ưu quảng cáo google mua sắm 

Cách điều chỉnh giá thầu quảng cáo trong Google Adwords

2.4 Tiếp tục gắn bó với giá thầu tự động hay theo đuổi giá thầu thủ công?

Đây là vấn đề cuối cùng cần nói đến trong phần tối ưu hóa quảng cáo Google mua sắm liên quan đến chiến lược giá thầu. Thật ra, việc sử dụng chiến lược giá thầu tự động có những ưu điểm không thể phủ nhận, thậm chí nếu ai đó nói rằng họ chỉ đặt giá thầu thủ công, thì dựa vào đâu để đưa ra con số? Tất nhiên vẫn phải dựa vào dữ liệu từ Google, như tôi đã hướng dẫn tối ưu giá thầu ở phần trên

NHƯNG, điều này cũng có nghĩa là bạn luôn phải dựa vào thuật toán để đưa ra quyết định tốt nhất, và rất tiếc, những dữ liệu này hoàn toàn là “hộp đen,” chúng ta hoàn toàn không biết con số này dựa vào đâu mà có, đặc biệt với tính năng “đặt giá thầu thông minh” của Google, do đó:

+ Nếu không phải là dân kĩ thuật, hoặc không có thời gian quản lí giá thầu hiệu quả, giải pháp đặt giá tự động của Google là lựa chọn thông minh

+ Nếu nắm rõ kĩ thuật, hiểu được các thông số đặt giá thầu, bạn có thể tự làm tốt hơn, đặc biệt trong trường hợp ngân sách quảng cáo sản phẩm hạn chế. Nhưng khi và chỉ khi thực sự đầu tư thời gian cho việc quản lí, đồng thời có kiến thức vững vàng thôi nhé.

 cách tối ưu quảng cáo google shopping 

Đặt giá thầu thủ công hay tự động tùy thuộc vào khả năng mỗi người

Để bắt đầu với Google Shopping Ads các bạn hãy tìm hiểu ngay về cách tạo quảng cáo Google Shopping để đưa sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất

3. Tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping trên Feed (Nguồn cấp dữ liệu)

Tại sao chúng ta cần tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu của Google mua sắm? Có hai lí do chính: Tăng mức độ liên quan và cải thiện khả năng phân đoạn sản phẩm. Hãy thử so sánh Google Shopping với chiến dịch Google search thông thường, bạn sẽ bắt đầu nhận ra mức độ quan trọng của nguồn cấp dữ liệu khi nói đến việc tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping

Mọi thứ cần quan tâm ở đây là Feed của bạn đã được cấu trúc như thế nào và dung lượng dữ liệu của nó là bao nhiêu, nếu sản phẩm không phù hợp, hoặc không được phân loại đúng cách, cơ bản là ngay từ bước khởi đầu đã không ổn

Nếu bạn không cập nhật giá, chắc chắn sẽ không nhận được biểu tượng price_drop, và mẫu quảng cáo sẽ bị từ chối, nghĩa là không thể hoạt động

Nếu bạn thiếu kích thước, sẽ không có cách nào đặt giá thầu theo kích thước

Nếu thiếu các biến thể sản phẩm, chúng ta không thể đặt giá thầu cho mỗi biến thể sản phẩm

Chỉ vài ví dụ để nói lên tầm quan trọng của việc tối ưu Feed data, tìm hiểu trước những kiến thức này sẽ mang lại lợi thế cực lớn cho bạn khi Google Shopping chính thức triển khai ở Việt Nam trong vài tháng tới. Cũng giống như chiến lược giá thầu, tôi sẽ phân loại từng vấn đề cần tối ưu trong Feed thành nhiều mục nhỏ, được giới thiệu ngay dưới đây.

 cách tối ưu quảng cáo google shopping 

Data Feed là phần không thể bỏ qua khi nói về việc tối ưu Google Shopping

 

3.1 Phân loại sản phẩm

Mục Loại Sản Phẩm trong Feed của Google Merchant Center cũng tương tự như danh mục sản phẩm trên website của bạn vậy, trên thực tế, bạn có thể không thêm mục này vào Feed, bởi vì nó không phải là yêu cầu bắt buộc của Google. Nhưng hãy thử tưởng tượng nếu website của bạn không có danh mục sản phẩm, nếu chỉ kinh doanh một hoặc một vài sản phẩm, không thành vấn đề, nhưng nếu hàng trăm sản phẩm thì sao? Nó sẽ là một mớ hỗn độn

Cần lưu ý rằng thao tác này không mang lại hiệu quả trực tiếp cho việc tối ưu hóa, ưu điểm của nó được thể hiện khi bạn đặt giá thầu cho sản phẩm được chỉ định quảng cáo. Có hai luồng quan điểm về vấn đề này: Một số người cho rằng nên nhóm các sản phẩm liên quan lại với nhau, và bạn sẽ nhìn thấy hiệu suất tổng thể của từng nhóm, trong khi một số khác tin rằng chúng ta nên đánh giá từng sản phẩm riêng rẽ, cho dù chúng có sinh lời hay không

Nói chung, mỗi hướng đều có giá trị riêng của nó, việc phân loại từng sản phẩm riêng biệt giúp bạn đánh giá được hiệu suất của mỗi sản phẩm trong chiến dịch quảng cáo, nhưng nếu bạn có hàng trăm sản phẩm, nhóm lại theo từng nhóm là việc cần thiết trước khi tải feed lên Google Merchant.

 cách tối ưu quảng cáo google shopping 

Làm việc trên từng nhóm sản phẩm sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn

3.2 Tôi ưu hóa tiêu đề sản phẩm (khu vực quan trọng nhất)

Nếu hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, chắc chắn mọi người đều biết tầm quan trọng của tiêu đề, tiêu đề bài viết, tiêu đề email, tiêu đề thư giới thiệu sản phẩm…Đúng vậy, nó giữ vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo ấn tượng cho người đọc, ở đây, với một mẫu quảng cáo Google Shopping cần được tối ưu, lí thuyết này vẫn được áp dụng. Có hai lí do chính khiến phần tên sản phẩm quan trọng đến vậy:

+ Các từ khóa được chèn trong tiêu đề sản phẩm là yếu tố trực tiếp quyết định cụm từ khóa mà sản phẩm sẽ xuất hiện. Hãy nghĩ đơn giản thế này, nếu bạn đăng quảng cáo xe đạp, không đời nào mẫu quảng cáo lại được hiển thị với người dùng đang gõ từ khóa “quần áo nữ” được

+ Bên cạnh hình ảnh sản phẩm, tiêu đề là yếu tố nổi bật thứ hai trong Quảng Cáo Mua Sắm

Trong một trường hợp thực tế, một mẫu quảng cáo mua sắm đã giúp lưu lượng truy cập tằng gấp BỐN lần, chỉ bằng cách chèn các từ khóa chiến lược vào phần tiêu đề, như bạn có thể thấy trong hình dưới đây, vì vậy, đừng bỏ qua giai đoạn nghiên cứu từ khóa quen thuộc này. Về cách đặt tên tiêu đề sản phẩm, có hai hướng chính thường được áp dụng phổ biến, tôi sẽ giới thiệu ngay dưới đây

    cách tối ưu quảng cáo google shopping 

Lưu lượng truy cập web tăng đột biến sau khi tối ưu tiêu đề sản phẩm

 

3.2.1 Cách đặt tên tiêu đề sản phẩm (phương án 1)

Ở hướng thứ nhất, chúng ta sẽ tập trung thêm danh mục và thương hiệu vào tiêu đề sản phẩm (thương hiệu ở đây là thương hiệu của nhà sản xuất, nếu bạn là nhà sản xuất, thì mục cần điền vào là tên công ty, nhưng nếu là nhà phân phối, ví dụ giày Nike hoặc một Adidas, thì đây là thương hiệu cần sử dụng), tất nhiên là cả từ khóa chính của nó nữa

Bạn có thể mặc định một quy tắc cụ thể trong công cụ tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu bất kì, để thêm danh mục sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm vào những tiêu đề đã đặt trước đó, ví dụ như:

 cách tối ưu quảng cáo google shopping 

Dòng lệnh mặc định để chỉnh sửa tên sản phẩm trong toàn danh mục

 

Về cơ bản, có thể diễn giải lệnh mặc định ở hình trên là: “Nếu tiêu đề (đã đặt trước đó) không có chứa tên thương hiệu, thì thay đổi toàn bộ tiêu đề theo quy tắc: [Tên thương hiệu][danh mục sản phẩm]” (Bạn có thể để danh mục trước cũng được). Từ khóa ở đây mặc định là đã được chèn trong phần tiêu đề trước đó rồi nhé. Hãy thử một ví dụ nếu áp dụng quy tắc trên:

Giả sử tên ban đầu của sản phẩm là “Kệ rượu vang 28 chai bằng gỗ thông”, thương hiệu nhà sản xuất là Vinikea vẫn chưa được bổ sung. Sau khi áp dụng quy tắc trên, tiêu đề sản phẩm sẽ được đổi thành “Kệ rượu vang Vinikea – Kệ rượu vang 28 chai bằng gỗ thông” (Ở đây muốn để danh mục sản phẩm trước thương hiệu, bạn cũng có thể áp dụng khi đặt lệnh trên công cụ)

Đối với một số ngành kinh doanh, đây là cách tốt nhất để giành lợi thế trước đối thủ trong trò chơi tối ưu nguồn cấp này. Trong trường hợp tiêu đề trước đó đã được đặt khá chuẩn, ví dụ bạn đặt tiêu đề “Kệ rượu vang Vinikea – Kệ rượu vang 28 chai bằng gỗ thông” ngay từ lúc đầu rồi, chúng ta có thể cân nhắc về việc đưa từ khóa chính lên trước, để danh mục sản phẩm và tên thương hiệu ở cuối để nhấn mạnh từ khóa chính, bằng cách áp dụng quy tắc sau (đoạn lệnh chỉ mang tính tham khảo, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ bộ phận kĩ thuật để chỉnh sửa lại cho thích hợp).

3.2.2 Cách đặt tên tiêu đề sản phẩm (Phương án 2)

Ở hướng thứ hai, bạn cần thêm những thông tin cụ thể về sản phẩm như kích thước, vật liệu, đặc tính cụ thể vào phần tiêu đề sản phẩm. Hướng đi này khá thích hợp dành cho những ngành thời trang, phụ kiện…Bạn có thể tham khảo IT để đặt quy tắc thích hợp trong công cụ tạo nguồn cấp dữ liệu, có khá nhiều option để lựa chọn:

+ Thêm vật liệu sản phẩm vào tiêu đề (Da thuộc, giả da, simili…Đối với túi xách)

+ Thêm kích thước sản phẩm vào tiêu đề (Size giầy, kích thước chiều cao, chiều ngang của mỗi chiếc tủ nhỏ, vừa và lớn…)

+ Thêm giới tính nếu sản phẩm dành cho một giới tính cụ thể (Giày nam, quần nữ…)

+ Thêm danh mục “dành cho trẻ em” nếu sản phẩm định hướng đối tượng là trẻ em

+ Thêm màu sắc sản phẩm.

3.2.3 Cách đặt tên tiêu đề sản phẩm (Phương án 3)

Ở hướng thứ ba, chúng ta sẽ đặt tên cụ thể cho từng sản phẩm được quảng cáo bằng phương pháp thủ công. Đây là chiến thuật mà bản thân tôi hiếm khi sử dụng, nhưng đối với những doanh nghiệp kinh doanh tập trung một vài sản phẩm, nó lại là sự lựa chọn thông minh, bạn sẽ có thời gian tìm ra cách tối ưu nhất cho mỗi tiêu đề mà không cần theo một quy tắc cụ thể nào cả

_ Lưu ý quan trọng:

Nếu áp dụng phương án này, đôi khi bạn có thể đi quá xa và biến mọi thứ thành một đống lộn xộn, kiểu như: “Giày người lớn chạy bộ đường dài Nike dành cho nữ size 34, được làm bằng vật liệu cao cấp, chống thấm nước”

Có quá nhiều thứ không cần thiết trong đó, Google muốn tiêu đề sản phẩm của bạn phải được viết cho người dùng thực, giống như SEO nội dung website vậy, nếu có bất kì thủ thuật nào được áp dụng, nó phải thật tự nhiên. Vì vậy, nếu bị ám ảnh quá nhiều về việc tối ưu Google, hãy dừng lại một chút, lướt web và nhìn những trang bán hàng tương tự, một người bình thường không biết gì về SEO sẽ đặt tiêu đề như thế nào. Bằng cách đó, chúng ta có thể đảm bảo rằng phần tiêu đề không biến thành mục dành cho BOT Google.

cách tối ưu quảng cáo google shopping

Tiêu đề là yếu tố nổi bật thứ hai mà khách hàng nhìn thấy sau hình ảnh sản phẩm

 

3.3 Tối ưu hóa danh mục sản phẩm

Trong quảng cáo Google Shopping, một trong những yêu cầu bắt buộc để quảng cáo được hiển thị là gửi “Đặc Tả Dữ Liệu Sản Phẩm” cho Google, và bạn sẽ thực hiện thao tác này bằng cách tải Feed lên Google Merchant, trong đó Danh Mục Sản Phẩm là một trong những thông tin cần thiết

 Tại sao chúng ta phải mất thời gian vào việc chọn danh mục sản phẩm? Theo kinh nghiệm của tôi, trong tương lai, Google sẽ tiếp tục hoàn thiện thuật toán so sánh từ khóa trong tiêu đề sản phẩm, và sử dụng thêm nhiều thuộc tính khác để xác định cách sản phẩm được hiển thị với người dùng. Do đó, càng cho Google biết nhiều hơn về sản phẩm của mình, quảng cáo của bạn càng có nhiều cơ hội được hiển thị.

 3.3.1 Chọn danh mục sản phẩm chính xác nhất của Google

Hầu hết những nhà quảng cáo thường bỏ qua Danh Mục Sản Phẩm của Google hoặc chỉ bổ sung sơ sài, không hiếm gặp trường hợp nhà quảng cáo chỉ chọn một danh mục sản phẩm chính của Google cho toàn bộ nguồn cấp dữ liệu, nguyên nhân chủ yếu là vì sẽ mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm danh mục chính xác cho một sản phẩm, đôi khi là không có, trong trường hợp này, hãy cố gắng tìm lấy một danh mục liên quan nhất có thể

Bạn bán tranh trang trí nội thất, và nghĩ rằng chỉ cần đưa toàn bộ sản phẩm vào mục Home & Garden trong Feed là đủ? Chúng ta phải làm nhiều hơn vậy nếu muốn tối ưu quảng cáo Google mua sắm, với ví dụ này, bạn có thể chọn danh mục sản phẩm như sau:

Home & Garden> Trang trí nội thất> Tác phẩm nghệ thuật> Áp phích, bản in, và tác phẩm nghệ thuật trực quan.

tôi ưu google mua sắm

Một danh mục sản phẩm thường được các nhà quảng cáo sử dụng, nó chưa đủ chính xác

 

  3.3.2 Cách kiểm tra danh mục sản phẩm nhanh chóng

Cách tốt nhất để luôn đặt danh mục sản phẩm chính xác, là tạo một quy tắc bằng dòng lệnh phù hợp, như thao tác đặt tên tiêu đề đã đề cập, ở đây, chúng ta sẽ sử dụng bảng tính Exel để kiểm tra. Sau khi đã thiết lập toàn bộ thông tin cho các loại sản phẩm một cách chính xác, bạn cần thực hiện các bước sau:

+ Tải xuống nguồn cấp dữ liệu và mở lên ở định dạng Exel

+ Sử dụng tính năng PivotTable với danh mục sản phẩm ở mỗi hàng để phân loại danh mục (Nếu chưa biết sử dụng PivotTable trong Exel, bạn buộc phải tìm hiểu để thao tác được bước này)

+ Sử dụng COUNTA ở kết quả trả về từ PivotTable, bạn có thể xem được có bao nhiêu sản phẩm trong mỗi Danh Mục.

 tôi ưu google mua sắm

Kiểm tra danh mục sản phẩm một cách chính xác và nhanh chóng với PivotTable

 

Đến đây, chúng ta đã hoàn tất thao tác với những yếu tố cần tối ưu liên quan đến danh mục sản phẩm. Hãy tiếp tục xem còn những gì có thể làm để tối ưu Feed dữ liệu cho quảng cáo Google Shopping nào!

3.4 Sử dụng nhãn tùy chỉnh

3.4.1 Nhãn tùy chỉnh có vai trò gì trong quy trình tối ưu?

Trước tiên, cần nhấn mạnh rằng Google không sử dụng nhãn tùy chỉnh để xếp hạng quảng cáo, có nghĩa là đây không phải là thao tác tối ưu trực tiếp cho Google Shopping, nhưng gắn nhãn là thao tác cần thiết để phân tích báo cáo nội bộ, giúp bạn theo dõi cụ thể hiệu quả chiến dịch và kịp thời cấu trúc lại nếu có phần nào đó không ổn. Thêm nhãn tùy chỉnh một cách thích hợp cũng cho phép bạn phân đoạn sản phẩm để thay đổi giá thầu kịp thời

Một số loại nhãn tùy chỉnh được sử dụng phổ biến nhất là:

+ Price Range (Phạm vi giá, với giá là con số tùy chỉnh)

+ Profit Margin (Tỉ suất lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận cao hay thấp)

+ Best Sellers (Bán chạy nhất hoặc bán chậm nhất).

tôi ưu google mua sắm

Cách gắn nhãn tùy chỉnh cho sản phẩm trong Google Shopping

 

3.4.2 Gắn thẻ “Price Range (Phạm vi giá)”

Nhãn tùy chỉnh Price Range thường được sử dụng trong các trường hợp bạn có nhiều sản phẩm tương tự nhau, nhưng chênh lệch giá khá lớn

Chúng ta có thể đặt giá thầu thấp hơn cho những sản phẩm có giá 10$, cũng như nên đặt giá cao hơn cho những sản phẩm có giá 100$, đây là một cách hiệu quả để tăng ROI cho chiến dịch. Đôi khi, chúng ta cũng đặt giá thầu cao hơn đối với một số sản phẩm giá trị thấp, lợi nhuận thấp, nhưng có chứa từ khóa ngắn được người dùng tìm kiếm nhiều. 

3.4.3 Gắn thẻ “Best Sellers (Sản phẩm bán chạy nhất)”

Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân, tôi rất thích tạo nhãn “Best Seller” cho một số sản phẩm chủ lực để theo dõi chúng một cách liên tục, cũng như thu hút sự quan tâm từ người dùng, việc làm đơn giản này cũng có một số lợi ích nhất định

Trên thực tế, quảng cáo google mua sắm nhạy cảm về giá cả hơn so với những hình thức quảng cáo hiển thị khác của Adwords, vì vậy, nếu đối thủ cạnh tranh của bạn đang có chiến dịch giảm giá hoặc “phá giá”, thì thậm chí những sản phẩm đang bán rất chạy, mang về doanh số ổn định trong một khoảng thời gian dài của bạn cũng có thể biến mất trên top 8 hiển thị đầu tiên của Google Shopping

 Nếu bạn sử dụng công cụ đặt giá thầu tự động, đôi khi bạn còn không nhận ra một sản phẩm cụ thể nào đó đã ngừng chuyển đổi, trong khi chúng ta nên giảm giá thầu, hoặc thậm chí ngưng quảng cáo sản phẩm đó, đây có thể là một lỗ hổng làm thất bại toàn bộ chiến dịch. Vì vậy, phương án đặt thẻ “Best-Seller” cho phép bạn hạn chế tối đa những rủi ro tương tự.

Đọc đến đây, bạn đã đi được hai phần ba chặng đường trong quy trình tối ưu hóa Google Shopping, chúng ta đã xong việc với một dữ liệu nguồn cấp hoàn hảo, cách đặt giá thầu phù hợp nhất ở từng thời điểm cụ thể, vậy còn phần nào cần tối ưu hóa không? Nếu để ý kĩ ở mục tối ưu tiêu đề và trong suốt những mục liên quan đến Feed, tôi luôn nhắc đến “từ khóa.” Đúng vậy! đây là yếu tố cuối cùng cần được tối ưu để có một chiến dịch hoàn chỉnh. Hãy xem chúng ta có thể tối ưu từ khóa bằng cách nào.

tôi ưu google mua sắm

Một số loại nhãn cơ bản thường được sử dụng trong chiến dịch

Liên quan đến Adwords nếu các bạn đang trển khai các chiến dịch quảng cáo với phương thức này, hãy tìm hiểu ngay về kỹ thuật gia tăng chuyển đổi trong Google Adwords để triển khai quảng cáo hiệu quả hơn nhé

4. Tối ưu từ khóa gắn với sản phẩm

Nếu như mục đích cuối cùng của quảng cáo là để thu về lợi nhuận, thì quả ngọt mà bất cứ nhà quảng cáo nào cũng mơ ước khi tìm cách tối ưu quảng cáo là “hiển thị đúng sản phẩm với đúng người, ở đúng thời điểm”

Chúng ta đều muốn nếu người dùng có nhu cầu, lên mạng gõ từ khóa “tủ đựng rượu”, hình ảnh sản phẩm của bạn sẽ hiện ra đầu tiên, họ click vào và mua thanh toán, phải không? Quy trình này có diễn ra được hay không, phụ thuộc vào việc bạn đưa từ khóa nào vào sản phẩm được chỉ định quảng cáo, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về những loại từ khóa được áp dụng trong Google Shopping.

4.1 Cách sử dụng từng loại từ khóa

Về cơ bản, có hai cấp độ từ khóa được áp dụng trong Google Shopping:

+ Từ khóa chung (Generic keywords)

+ Từ khóa sản phẩm cụ thể (Generific keywords)

Dưới đây là cách áp dụng từng loại vào chiến dịch thực tế

4.1.1 Từ khóa chung (Generic keywords)

Từ khóa chung, hay còn gọi là từ khóa ngắn, là những từ do người dùng tìm kiếm mang nghĩa khá bao quát, ví dụ thử gõ một từ kiểu như “ghế ngồi” hoặc “laptop”, bạn sẽ thấy có hàng triệu kết quả trả về chỉ trong chưa đến 1s, vô vàn loại ghế để lựa chọn, đồng thời lượng người dùng tìm kiếm hàng tháng cũng rất cao, vậy chúng ta nên chọn những sản phẩm nào để gắn với loại từ khóa này? Có hai cách giải quyết vấn đề:

+ Gắn từ khóa chung để hiển thị những sản phẩm bán chạy nhất

+ Gắn từ khóa chung để hiển thị những sản phẩm đang được giảm giá

Cả hai hướng đều hoạt động khá tốt. Mức độ phổ biến của từ khóa chung cho phép nâng cao khả năng hiển thị của mẫu quảng cáo, đồng nghĩa với việc tăng trưởng traffic, mở rộng độ nhận diện thương hiệu

Tuy nhiên, hãy xác định một điều ngay từ đầu: “Chưa đến 20% người dùng mua đúng sản phẩm mà họ nhấp vào,” tỉ lệ thấp đáng kinh ngạc, phải không? Tất nhiên, đó chỉ là số liệu chung, bạn có thể tối ưu trên website để vượt qua chỉ số này, nhưng cũng không nên quá lo lắng nếu chạy quảng cáo mà doanh số vẫn chưa về

Đặc biệt đối với từ khóa chung, cơ hội người dùng mua chính xác loại sản phẩm mà họ nhấp vào thực sự rất thấp, hầu hết người dùng tìm kiếm những từ khóa loại này đang ở giai đoạn nghiên cứu sản phẩm, gần như chưa có quyết định mua hàng.

tôi ưu google mua sắm

Từ khóa ngắn mang lại lưu lượng truy cập vì tính phổ biến của nó, nhưng doanh số lại rất hạn chế

 

4.1.2 Từ khóa sản phẩm cụ thể (Generific keywords)

Cần phải thừa nhận rằng, Google khá giỏi trong việc hiển thị các sản phẩm phù hợp cho các truy vấn tìm kiếm tương ứng, thuật toán của họ thực sự ấn tượng. Vì vậy, đối với những từ khóa sản phẩm cụ thể, hay còn gọi là từ khóa dài, nên được áp dụng nhiều trong nhóm sản phẩm còn lại để nâng cao tỉ lệ hiển thị với đúng khách hàng tiềm năng

Thuật toán của Google cố gắng chọn lọc những sản phẩm nào sẽ được hiển thị tương ứng với mỗi truy vấn tìm kiếm, bằng cách xem xét chỉ số CTR trên từng sản phẩm với mỗi cụm tìm kiếm nhất định 

Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có đủ dữ liệu để làm việc này. Vẫn có một số lỗ hổng trong thuật toán của Google, nếu người dùng gõ một từ khóa mang nghĩa tương tự, kết quả có thể sẽ khác hoàn toàn.

4.2 Gắn sản phẩm với mỗi từ khóa

Về cơ bản, có vài chuyện bạn có thể làm để đảm bảo sản phẩm được hiển thị ở đúng cụm từ khóa thích hợp:

+ Cố gắng dự đoán những từ tương tự mà người dùng có thể sử dụng để tìm kiếm sản phẩm của bạn

+ Cập nhật thủ công từng nhóm quảng cáo nếu thấy sai lệch trong quá trình chạy quảng cáo

+ Tạo cấu trúc nhóm quảng cáo và đảm bảo mỗi ID sản phẩm nằm trong một nhóm cụ thể, hoặc nếu ngân sách quảng cáo hạn chế, số lượng sản phẩm ít, cần ưu tiên gắn từ khóa dài cho sản phẩm, hãy luôn nhớ rằng từ khóa dài cần được tận dụng tối đa nếu bạn có ngân sách hạn chế.

 tôi ưu google mua sắm

Mỗi từ khóa dài hơn sẽ làm tỉ lệ chuyển đổi của bạn tăng cao hơn

 

4.3 Từ khóa phủ định

Không nhiều người trong số chúng ta quen thuộc với việc sử dụng từ khóa phủ định cho chiến dịch quảng cáo, và nếu có ý định bỏ nó ra khỏi quy trình set up quảng cáo, bạn nên suy nghĩ kĩ. Vậy từ khóa phủ định dùng để làm gì?

Giả sử bạn bán ghế, có 10 thương hiệu khác nhau trong danh mục sofa, nếu một trong những thương hiệu đó thường xuyên được tìm kiếm, nhưng không có chuyển đổi, bạn sẽ làm gì? Chúng ta có thể đặt giá thầu thấp hơn, hoặc thêm cụm từ tìm kiếm làm từ khóa phủ định, nhưng, hãy cẩn thận với nó

Chúng ta đều biết những từ khóa dài luôn có tỉ lệ chuyển đổi tuyệt vời, ngay với bản thân tôi, dựa trên dữ liệu thực tế trong các chiến dịch quảng cáo, cũng tin rằng phần lớn chuyển đổi đều dựa vào từ khóa dài, đó là lí do tôi nói rằng bạn cần cẩn thận khi loại trừ cụm từ tìm kiếm

Nếu bạn kiểm tra dữ liệu theo cách thông thường, nghĩa là lọc tất cả các cụm từ khóa không có chuyển đổi trong một khoảng thời gian cụ thể, sau đó loại bỏ chúng, nhưng biết đâu chuyển đổi xảy ra trong thời gian trước đó, không diễn ra trong khoảng thời gian được kiểm tra, hoặc nó là một từ khóa tiềm năng có thể mang lại lợi nhuân trong tương lai (xu hướng luôn luôn thay đổi, vì thế việc dự đoán từ khóa lợi nhuận tương lai cũng cực kì quan trọng)

Do đó, tôi khuyên bạn nên kiên nhẫn hơn với cụm từ tìm kiếm trong chiến dịch quảng cáo Google Shopping, đặt nhiều bộ lọc hơn khi xem xét chi phí và kiểm tra thời gian rộng hơn.

 tôi ưu google mua sắm

 Thêm từ khóa phủ định trên giao diện Google Adwords

 

Kết luận:

Tối ưu hóa quảng cáo Google mua sắm là một hành trình dài, và việc triển khai trên thực tế có thể làm phát sinh những vấn đề mới, nhưng nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, tài liệu này là cơ sở để định hướng mọi thứ hoạt động ổn định ngay từ đầu, kể cả khi bạn có tìm thấy nhiều thứ cần tối ưu khác, thì chắc chắn những yếu tố cơ bản được đề cập đến ở đây vẫn là thứ không thể bỏ qua. Chúc các bạn thành công!

   

Bài viết liên quan

Dịch Vụ Quảng Cáo Google SHOPPING ADS Giá Rẻ - Hiệu Quả Cao

Nếu đang tìm một giải pháp đổi mới cho doanh nghiệp của mình, Google Shopping là món quà đáp lại lời cầu nguyện của bạn, sắp được triển khai tại Việt Nam vào quý IV/2018, dịch vụ quảng cáo Google Shopping trao cho các công ty, thương hiệu Việt một cơ hội vượt lên đối thủ bằng hình thức quảng cáo đầy tiềm năng. Nếu bạn chưa hình dung được làm thế nào cái tên xa lạ này có thể trở thành giải pháp cho ...

Hướng Dẫn Cách Tạo Chiến Dịch Quảng Cáo Google SHOPPING Nhanh

Bạn sẽ tìm thấy giải pháp ngay trong bài viết này, ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu cách tạo quảng cáo Google Shoping từng bước chi tiết cùng với một số kiến thức cần nắm rõ về Google Shopping, để những người chưa từng tìm hiểu về hình thức này vẫn có thể tạo chiến dịch quảng cáo hoàn thiện trong thực tế, chuẩn bị kiến thức để “chinh chiến” ở mặt trận mới ngay thôi.
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết

0