Dịch Vụ Seo Google
Dịch Vụ Seo Google

Schema là gì ? Hướng dẫn cách cài đặt Schema trong SEO

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 5124
Ngày đăng: 19 Tháng Tư, 2024 / Ngày cập nhật: 05 Tháng Hai, 2020

Schema sẽ là xu hướng tương lai của  dịch vụ SEO onpage? Dù bạn tin hay không, đây vẫn là sự thật. Đây là một trong những dự án đầu tiên, thu hút được các ông lớn trong lĩnh vực tìm kiếm cùng bắt tay hợp tác bao gồm Google, Bing, Yahoo và Yandex, và họ ngày càng xem trọng vai trò của Schema đối với website đến tận hôm nay. Nhưng Schema là gì? Với phần lớn Newbie, đây hoàn toàn là một khái niệm xa lạ

Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy yên tâm! Mặc dù Schema và một số định dạng structured markup khác đã xuất hiện từ vài năm trước, nhưng rất ít quản trị viên hiểu được khái niệm Schema là gì, thậm chí số người thực sự hiểu và áp dụng một cách hiệu quả Schema trên website càng ít hơn

Vì vậy không cần xấu hổ, trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn những khái niệm căn bản nhất về Schema mà bất cứ ai cũng nên biết, bắt đầu từ câu hỏi mở đầu mọi thứ: Schema là gì? Tại sao nó là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO của bạn? Và cuối cùng là cách đưa cấu trúc Schema vào website đơn giản nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm đầu tiên.

schema là gì

Định nghĩa về Schema và những kiến thức căn bản cần nắm vững

1.Schema là gì, nó có tác dụng gì?

1.1 Định nghĩa Schema là gì

Schema, hay gọi đầy đủ là Schema markup, là một dạng vi dữ liệu, giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng phân tích xác định thông tin trên website của bạn một cách hiệu quả, nhằm hiển thị kết quả liên quan nhất cho người dùng, dựa trên các truy vấn tìm kiếm. Khi được thêm vào website (dưới dạng code), Schema sẽ tạo ra một dạng mô tả nâng cao (Thường được biết đến với khái niệm rich snippet) trên kết quả tìm kiếm của Google và những công cụ tìm kiếm khác

Đó là những gì cơ bản nhất bạn có thể hình dung về Schema, tôi sẽ giải thích kĩ hơn bằng một ứng dụng thực tế của Schema ngay dưới đây.

1.2 Schema có tác dụng gì?

1.2a Đối với bộ máy tìm kiếm

Chúng ta đều biết đến bộ phim nổi tiếng “Avatar”, phải không? Có hàng nghìn bài review về bộ phim này trên các website. Thẻ HTML sẽ báo cho trình duyệt biết cách hiển thị thông tin chứa trong thẻ và hầu hết các quản trị viên website đều quen thuộc với việc sử dụng thẻ HTML để tối ưu từ khóa. Trong trường hợp này, thẻ HTML có dạng Avatar sẽ yêu cầu trình duyệt hiển thị chuỗi văn bản “Avatar” ở định dạng thẻ Heading 1, đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong SEO

Tuy nhiên, thẻ HTML không cung cấp bất kì thông tin nào khác về chuỗi văn bản đó, nghĩa là “Avatar” có thể là một bộ phim 3D thành công, nhưng nó cũng có thể là một loại ảnh đại diện, điều này khiến công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi quyết định hiển thị nội dung được khai báo ở mục nào (Đừng quên rằng Bot của công cụ tìm kiếm không “đọc” nội dung như cách con người thường làm). Tất nhiên, bạn vẫn có thể đặt cược và hi vọng nó xác định đúng từ khóa “Avatar” là một bộ phim 3D

Khác với thẻ HTML, Schema sẽ khẳng định với công cụ tìm kiếm rằng “Avatar” trên website của bạn là tên một bộ phim 3D nổi tiếng James Cameron bằng cách thêm thuộc tính itemtype vào khối để xác định loại nội dung của trang. Tương tự vậy, thuộc tính bổ sung itemscope của Schema cũng chỉ định rằng mọi nội dung trong khối đó tham chiếu đến một mục cụ thể, trong trường hợp này là bộ phim Avatar của đạo diễn James Cameron

Khác biệt chính ở đây là thay vì công cụ tìm kiếm phải dựa vào dữ liệu có sẵn của nó và đoán thông tin khi sử dụng thẻ HTML, thì Schema sẽ cho nó biết một cách chi tiết thông tin nói về cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, giúp công cụ tìm kiếm nắm được thông tin cụ thể và hiển thị chúng cho người dùng cuối, đó chính xác là những gì Schema có thể thực hiện.

 schema là gì 

Một đoạn code được bổ sung cấu trúc Schema nhằm tối ưu với công cụ tìm kiếm

1.2b Đối với người dùng

Sử dụng cấu trúc Schema giúp website hiển thị nổi bật hơn với người dùng, đồng thời cung cấp một số thông tin hữu ích, ví dụ hiển thị ngày, địa điểm sự kiện đã lên lịch ngay trong trang kết quả tìm kiếm như hình minh họa bên dưới. Bạn có thể nhấp vào ngày hoặc vị trí cụ thể mà mình muốn tham dự để điều hướng đến trang tương ứng trên website, chức năng này cũng đồng thời góp phần làm tăng tỉ lệ nhấp vào website

Có rất nhiều dạng Schema khác nhau, tương ứng với nhiều cách hiển thị website trong kết quả tìm kiếm khác nhau, ví dụ Schema kích hoạt thẻ Knowledge Graph của Google, hoặc Schema cho phép hiển thị chi tiết thông tin về thương hiệu trong SERP…Tùy mỗi đoạn code mà bạn áp dụng trên page của mình (Tôi sẽ giới thiệu một số đoạn code Schema phổ biến trong phần cuối của bài viết)

Như vậy, bạn đã nắm được khái niệm cơ bản Schema là gì và ứng dụng chính của nó, nhưng vẫn còn một vấn đề quan trọng khác, nó có tác dụng gì trong SEO không? Tôi sẽ giải thích kĩ hơn trong phần kế tiếp.

 schema là gì 

Cấu trúc Schema giúp website hiển thị nổi bật hơn trong kết quả tìm kiếm

2.Tác động của Schema trong SEO là gì?

Việc bổ sung cấu trúc schema vào mã HTML, như đã nói, là cách đơn giản giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và giải thích nội dung trên trang một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sử dụng schema (hay bất kì định dạng cấu trúc dữ liệu nào khác) không phải là một thủ thuật “hack” SEO hay công dụng thần thánh nào đó giúp bạn lên top trong vài ngày

John Mueller, trưởng bộ phân nghiên cứu xu hướng tiếp thị của Webmaster, cho rằng các công cụ tìm kiếm khổng lồ như Google hay Bing nên bổ sung yếu tố cấu trúc Schema vào danh sách các yếu tố xếp hạng tìm kiếm website. Nhưng không phải lúc này, đến hiện nay, Google vẫn khẳng định rằng việc sử dụng cấu trúc Schema không được sử dụng làm tín hiệu xếp hạng

 Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên, việc cải thiện code với cấu trúc Schema giúp website của bạn xuất hiện nổi bật hơn trong SERPs, đồng thời hiển thị chi tiết về nội dung trên page, làm tăng tỉ lệ nhấp vào website, traffic là một trong những yếu tố xếp hạng được ưu tiên hàng đầu của Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Schema cũng tác động nhất định đến chiến dịch SEO.

3. Làm thế nào để cài đặt Schema vào Webpage?

Có khá nhiều cách để cài đặt Schema html trên website, nhưng trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu bạn cài đặt Schema bằng cách sử dụng Microdata, đây là hướng đơn giản nhất giúp Newbie không bị “choáng” ở giai đoạn đầu tìm hiểu Schema là gì

Microdata là một tập hợp các thẻ, với chức năng chính là chú thích cho các phần tử HTML thông qua các thẻ mà công cụ tìm kiếm có thể hiểu được một cách dễ dàng. Microdata là lựa chọn thích hợp cho người mới bắt đầu vì nó rất dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó là người dùng phải đánh dấu từng mục riêng lẻ trên nội dung website của mình, thao tác này rất dễ gây rối

 Trước khi bắt đầu cài đặt schema vào page, bạn cần tìm ra “item type”, hay nói cách khác là nội dung chính trên page của bạn. Ví dụ: Nội dung web tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, hay âm nhạc, hay công nghệ? Sau khi đã xác định được item type, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cách gắn thẻ mục đó. Dưới đây là một ví dụ minh hoạt

Giả sử website của bạn kinh doanh bộ định tuyến chất lượng cao (Router), hãy nhìn vào mã nguồn trang chủ dưới đây:

 schema là gì 

Ví dụ minh họa một đoạn mã nguồn cơ bản trên website kinh doanh bộ định tuyến

Nếu phân tích sâu hơn về mã, bạn sẽ muốn tìm dữ liệu thông tin cho biết website của mình đang cung cấp sản phẩm nào. Trong ví dụ này, rõ ràng thông tin đó có thể tìm thấy giữa hai thẻ  

. Bây giờ, ở phần trên cùng, bạn có thể thêm vào thẻ Bằng cách thêm thẻ này, chúng ta muốn thông báo với công cụ tìm kiếm rằng mã HTML nằm giữa hai khối

đang xác định một mục cụ thể

Kế tiếp, chúng ta phải xác định mục đó là gì bằng cách sử dụng thuộc tính “itemtype” để xác định danh mục chính của webpage, ví dụ trong trường hợp này, chúng ta đang nói về một thiết bị công nghệ (tech), như vậy, chúng ta có đoạn mã như sau:

Mỗi danh mục sẽ có một dạng URL khác nhau, ví dụ http://schema.org/tech đối với lĩnh vực công nghệ. Giả sử trang web của bạn xoay quanh các sản phẩm làm đẹp, URL danh mục sẽ có dạng http://schema.org/beauty

Để xác định được cần sử dụng URL nào trong mỗi danh mục khác nhau, bạn có thể tham khảo danh sách trên website chính thức của Schema bằng cách nhấp vào liên kết https://schema.org/docs/full.html. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng danh sách này chắc chắn không thể bao hàm tất cả các lĩnh vực, nếu không tìm thấy danh mục chính xác, bạn có thể chọn lĩnh vực gần giống có trong danh sách

Quay trở lại ví dụ về website công nghệ kinh doanh bộ định tuyến, sau khi đã xác định danh mục và hoàn thành code thông báo cho bộ máy tìm kiếm, bạn cần gắn thẻ phần tên thương hiệu của website. Để làm việc này, chúng ta sẽ sử dụng thẻ “itemprop” để gắn nhãn thuộc tính của một mục:Tech Haven

Bạn có thể áp dụng thẻ này cho phần còn lại của trang, lưu ý rằng chúng ta không bắt buộc phải gắn thẻ trên từng dòng, chỉ cần gắn ở phần mà thuộc tính đang tham chiếu đến là được. Ví dụ: Với dòng thông báo địa chỉ, bạn chỉ cần áp dụng thẻ “itemprop” ở phần địa chỉ chính là được. Áp dụng vào ví dụ ở website kinh doanh bộ định tuyến, chúng ta có đoạn code schema hoàn chỉnh như sau 

 schema là gì 

Đoạn code sau khi được bổ sung cấu trúc Schema

Tất nhiên, đây chỉ là ví dụ đơn giản nhất của một phần nhỏ trên website, quy mô website càng lớn, việc xây dựng cấu trúc Schema càng phức tạp. Hơn nữa, Microdata chỉ là một trong rất nhiều cách tạo cấu trúc Schema dành cho các bạn ở giai đoạn đầu tìm hiểu Schema là gì, ngoài ra, một số loại Schema khác được tạo ra bằng JSON-LD, RDFa... Nếu cảm thấy code trực tiếp quá phức tạp, bạn có thể sử dụng trực tiếp công cụ Structured Data Markup Helper của Google bằng cách nhấp vào liên kết https://www.google.com/webmasters/markup-helper/u/0/ và đánh dấu từng phần trên website một cách trực quan.

Liên quan đến seo mà cụ thể là Google Sandbox thì để đảm bảo quá trình seo website an toàn và ổn định nhất, các bạn hãy tìm hiểu thêm về:

Google Sandbox là gì?

Cách rút ngắn thời gian Sandbox trên website

4. Một số loại Schema được sử dụng phổ biến

Đến đây, bạn đã nắm khá rõ Schema là gì. Nhưng trên thực tế, đôi khi rất khó để xác định được loại schema nào nên sử dụng trên website của mình, có rất nhiều loại schema khác nhau. Vì vậy, tôi sẽ liệt kê một số loại schema thích hợp cho từng mục đích cụ thể. Các loại Schema được giới thiệu dưới đây có thể được áp dụng trên tất cả website khác nhau, bạn có thể nhúng trực tiếp vào mã HTML của website của mình

4.1 Cấu trúc Schema tổ chức (Organization)

Việc cài đặt Schema Organization hỗ trợ tạo ra tín hiệu cho thấy tính phổ biến của thương hiệu, nâng cao khả năng tác động đến tính năng Knowledge Graph của Google như hình bên dưới, giúp website được hiển thị trong SERP với tên thương hiệu nổi bật, trước khi áp dụng Schema, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm khái niệm Knowledge Graph là gì. Để dễ dàng kích hoạt Knowledge Graph, bạn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ logo, link profile mạng xã hội và thông tin liên hệ của công ty

 cài đặt schema 

Kết quả hiển thị của website khi bổ sung Schema Organization

Bạn có thể sử dụng đoạn code điển hình dưới đây (được tạo ra bằng JSON-LD), tất nhiên cần bổ sung thông tin thay thế đầy đủ nhé

 cài đặt schema 

Code Schema Organization được tạo ra bằng JSON-LD

4.2 Cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ website

Schema hiển thị sơ đồ website cho phép hiển thị tính năng hộp tìm kiếm Sitelink đối với SERP cho truy vấn liên quan đến thương hiệu, giúp trang web của bạn có khả năng được hiển thị như hình dưới. Tất nhiên trên website của bạn cũng phải hỗ trợ tính năng này mới bật được hộp tìm kiếm trong kết quả hiển thị

 cài đặt schema 

Kết quả hiển thị website khi áp dụng cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ

Bạn có thể sử dụng đoạn code điển hình dưới đây (được tạo ra bằng JSON-LD)

 cài đặt schema 

Code Schema được tạo ra bằng JSON-LD hỗ trợ hiển thị sơ đồ

4.3 Breadcrumbs Markup

Cấu trúc Schema Breadcrumbs cho phép bạn đánh dấu đường dẫn trên trang web để hiển thị rich snippet dạng đường dẫn trong kết quả tìm kiếm như hình minh họa dưới đây

 cài đặt schema 

Kết quả hiển thị website khi áp dụng cấu trúc Schema Breadcrumbs

Để hiển thị kết quả trên, bạn có thể sử dụng đoạn code dưới đây (Sử dụng Microdata)

 schema html 

Code Schema được tạo ra bằng Microdata dành cho Breadcrumbs

4.4 Cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ điều hướng

Áp dụng cấu trúc này sẽ giúp người dùng nắm được một cách tổng quan về cấu trúc webiste, đồng thời cũng tác động tích cực đến các liên kết tự nhiên trên website

 schema html 

Kết quả hiển thị website khi áp dụng cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ điều hướng

Bạn có thể sử dụng đoạn code điển hình dưới đây (được tạo ra bằng Microdata)

 schema html 

Code Schema được tạo ra bằng Microdata dành cho sơ đồ điều hướng

4.5 Cấu trúc Schema dành cho website thương mại điện tử

Bằng cách kết hợp schema sản phẩm và giá, bạn có thể làm thông tin sản phẩm xuất hiện trực tiếp trong SERP, bao gồm thông tin về giá và trạng thái. Lưu ý rằng việc đánh dấu ưu đãi là bắt buộc để giá xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Những thuộc tính bắt buộc bao gồm:

+ Đối với Schema sản phẩm, chỉ yêu cầu thuộc tính Tên

+ Đối với Schema Giá, thuộc tính Giá và đơn vị tiền tệ là bắt buộc

 schema html 

Kết quả hiển thị website khi áp dụng cấu trúc Schema kết hợp sản phẩm và giá

Để hiển thị được kết quả trên, bạn có thể áp dụng đoạn mã điển hình dưới đây

 schema html 

Code Schema dành cho website thương mại điện tử để hiển thị thông tin sản phẩm trong SERP

Kết luận

Tôi vừa giới thiệu cho bạn những kiến thức căn bản nhất về cấu trúc Schema, bắt đầu từ khái niệm Schema là gì, cho đến ứng dụng thực tế của Schema đối với website cũng như chiến dịch SEO, đồng thời hướng dẫn cách cài đặt Schema trên website, và cuối cùng là giới thiệu một số loại Schema được sử dụng phổ biến hiện nay. Những kiến thức này sẽ là nền tảng căn bản giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc hữu ích này để tối ưu hóa website của mình. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Nguyên lý 80/20 mang ý nghĩa như thế nào trong seo ?

Nguyên tắc 80/20 giữ cân bằng cho mô hình Input-output của doanh nghiệp một cách hiệu quả, nó giúp chủ doanh nghiệp xác định được những yếu tố ưu tiên hàng đầu, tìm ra 20% danh mục sinh lời nhiều nhất trong tổng danh mục đầu tư của công ty, cũng như phân biệt rõ ràng những danh mục nào bạn đang lãng phí thời gian/ mang lại lợi nhuận ít hơn

Lỗi 404 là gì ? Yếu tố bắt buộc cần có trong trang 404 là như thế nào ?

Lỗi 404 là gì ? Tại sao người dùng nhìn thấy lỗi 404 ? Nó có ảnh hưởng gì đến website hay không ? Làm thế nào để khắc phục nếu một trang bất kì trên website gặp lỗi này? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lỗi 404 và công dụng của nó đối với website. Chúng ta hãy tìm hiểu từ khái niệm cơ bản nhất.

Sitemap Là Gì ? Cách Tạo Sitemap Cho Web Đơn Giản - Nhanh Chóng

Mặc dù xml sitemap được xếp vào khía cạnh kĩ thuật của SEO, phần lớn những nhiệm vụ kiểu này được mặc định giao cho coder, hoặc những SEOer xuất thân từ IT, nhưng trên thực tế, việc tạo sitemap cho web cực kì đơn giản, thậm chí nó còn không phải là một “kĩ thuật”  chỉ cần bỏ ra vài phút, bạn có thể tạo một sơ đồ web XML cho website của mình bằng công cụ hỗ trợ, không cần chút kiến thức nào về code, tất ...

Thẻ TAG LÀ GÌ ? Cách Sử Dụng Thẻ Tag HIỆU QUẢ Cho Youtube & Facebook

Tag Facebook là một tính năng đặc biệt của Facebook, cho phép người dùng kết nối đến trang cá nhân của bất cứ người dùng nào khác, nói một cách đơn giản, khi bạn sử dụng tính năng tag trên facebook và gắn tên một người vào, bạn đã tạo liên kết đến trang của họ, nghĩa là bạn bè của bạn có thể nhấp vào thẻ tag để tìm đến trang cá nhân của người được gắn thẻ, ngược lại
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết

0