Thiết Kế Web
Thiết Kế Web

Http và https là gì ? Http và https khác nhau như thế nào ?

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 2303
Ngày đăng: 17 Tháng Tư, 2024 / Ngày cập nhật: 06 Tháng Hai, 2020

Có khi nào các bạn để ý thấy rằng khi truy cập các trang web, có một số trang các bạn thấy ngay trước địa chỉ url có thêm một tiền tố đó là http hay https, cũng có một số trang thì không và chỉ hiển thị thông báo “không bảo mật”. Vậy những tiền tố http và https này có ý nghĩa như thế nào đối với thiết kế web và cả người dùng, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay nhé

1. Http là gì ?

Http là viết tắt của từ tiếng Anh chuyên ngành HyperText Transfer Protocol, đây chính là giao thức truyền tải dữ liệu siêu văn bản phổ biến được sử dụng bên trong www, hiện tại giao thức này đang giúp truyền tải các dữ liệu từ sever với trình duyệt và ngược lại. Có thể các bạn chưa biết nhưng hiện tại giao thức http này đang sử dụng port 80 là chính

Http là gì ?

Giao thức http đang dần được thay thế bởi https

Khái niệm trên có thể khiến nhiều bạn mơ hồ và chưa hiểu rõ về http, nếu như vậy các bạn có thể hiểu theo một cách khác đơn giản hơn. Ví dụ khi các bạn nhập một địa chỉ trang web nào đó trên trình duyệt web và nhấn enter, ngay tại thời điểm trình duyệt sẽ bắt đầu gửi một yêu cầu lên sever thông qua cổng giao thức http để lấy dữ liệu, ngay lập tức dữ liệu trang web sẽ được trả về và hiển thị thông tin trang web trên trình duyệt

GIỚI THIỆU

Các bạn đang có website bán hàng nhưng chưa thể tiếp cận được các khách hàng tiềm năng của mình. Đây thực sự là một hạn chế lớn. Chính vì vậy hãy liên hệ ngay với Quảng Cáo Siêu Tốc để được hỗ trợ triển khai các chiến dịch quảng cáo Google hiệu quả nhất nhé

Quảng Cáo Google Adwords

1.1 Http request là gì ?

Http request là gì ?

Yêu cầu http request được gửi từ client lên máy chủ

Khi dữ liệu bắt đầu được trao đổi, lúc này bên phía client sẽ bắt đầu tạo ra 1 http session thông qua việc mở ra 1 kết nối TCP tới http web sever, từ đó gửi request lên sever trên. Http request có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau, có thể là trực tiếp, cũng có thể là gián tiếp. Trực tiếp là khi người dùng nhấp trực tiếp vào một lên kết nào đó trên trình duyệt. Gián tiếp là khi ví dụ như có một video nào đó đính kèm trên trang, khi đó nếu tiến hành request trang sẽ dẫn đến việc video cũng sẽ được request và chúng ta gọi đó là request gián tiếp

1.2 Http Header là gì ?

Đúng như cái tên của nó, http header đó chính là phần đầu của giap thức http, http header luôn là một phần không thể thiếu trong các dòng lệnh với mỗi request được gửi đi từ trình duyệt lên sever. Http header cũng xuất hiện trong các http reponse từ sever gửi về từ cho các client (trình duyệt)

Ở thời điểm các bạn nhập vào một địa chỉ trang web, một url nào đó, lúc này sẽ không phải chỉ có 1 http requets được gửi và nhận mà là nhiều http request như thế, điều này đồng nghĩa rằng sẽ có cùng nhiều nhiều http header được nhận với gửi khi các bạn truy cập vào một liên kết nào đó

Hiện tại thì http header đang được nhận và gửi từ cả 2 phía là client và sever thế nên không có gì ngạc nhiên khi http header đang chứa khá nhiều các thông tin của cả client và sever. Các thông tin được sử dụng trong http header có thể kể đến như cấu hình, page, ngày tháng, trình duyệt or kiểu dữ liệu . . .

Http header chứa những thông tin gì ?

Http header chứa những thông tin gì ?

Requets header chứa nhiều thông tin của các client và sever

- Thời gian (date): Thời gian mà yêu cầu được gửi từ client khi các bạn nhấp vào một liên kết nào

- Kiểu dữ liệu (Content - Type): Đây là kiểu dữ liệu mà phía sever gửi về cho các client khi có yêu cầu được gửi từ trình duyệt lên sever

- Mốc thời gian chỉnh sửa (Last - Modified): Thời gian cuối ghi lại việc nội dung mà các bạn cần lấy có sự thay đổi

1.3 Http/2 là gì ?

Http/2 là gì ?

Chuẩn http/2 đang mang đến nhiều sự thay đổi lớn

Http/2 thực sự mà một cuộc cách mạng đối với giao thức http mà chúng ta từng biết tính đến thời điểm hiện tại. Với http/2, đây là giao thức mạng cho phép thực hiện việc gửi yêu cầu và nhận dữ liệu cho các page trên môi trường www. Công nghệ mới này xuất hiện và dần tạo ra sự thay đổi, thay thế dần cho chuẩn http/1.1 trước đó

Khác nhau giữa chuẩn http/2 và http/1.1

- Http/2 dữ liệu hệ nhị phân, trong khi đó http/1.1 chỉ sử dụng dữ liệu dạng text, chính vì điều này mà hiệu năng gửi và nhận dữ liệu giữa công nghệ cũ http/1.1 thấp hơn so với http/2

- Với chuẩn http/2 thì http header được gửi và nhận sẽ được nén nhỏ, làm tăng tốc độ gửi và nhận dữ liệu, trong khi đó với http/1.1 do dữ liệu do http header không được nén nhỏ nên tốc độ load nhận gửi dữ liệu sẽ thấp hơn

- Hiện tại công nghệ http/2 đang sử dụng pipelining, nhờ vào việc này mà các phản hồi trở nên nhỏ hơn và cũng được xử lý nhanh hơn

- Http/2 hiện tại đang đi theo hướng Multiplexed, còn chuẩn http/1.1 thì không

- Với http/2 thì trong nhiều trường hợp sever còn gửi trước gói dữ liệu trước khi có yêu cầu được gửi đến từ các client

1.4 Http status code

Http status code

Http Status codes là các mã trạng thái có thể xuất hiện khi các truy cập vào một liên kết nào đó

Đối với các lập trình viên thiết kế website, những con số đi cùng giao thức http như 200, 500, 404 có thể nói đã trở nên quá quen thuộc và người ta gọi chúng là những status code của http, hay còn gọi là http status. Bây giờ hay cùng Quảng Cáo Siêu Tốc đi tìm hiểu về ý nghĩa của các con số http status code này nhé

Http status code là gì ? Đó chính là mã trạng thái trong đó bao gồm 3 con số nguyên. Trong 3 con số này thì ký tự đầu tiên được sử dụng để phân loại giữa các Response, 2 ký tự sau nó không đóng vai trò phân loại giữa các reponse. Tham khảo 5 giá trị của chữ số đầu tiên trong mã trạng thái http status code

- 1xx: Đây là tập hợp các status code chỉ mang tính chất tạm thời, phía client có thể không cần quan tâm đến những status code này

- 2xx: Request từ phía client gửi lên đã được xử lý thành công và status code dạng sau sẽ được trả về như 200, 202, 204, 205, 206

- 3xx: Phía sever sẽ gửi về các thông báo yêu cầu bên phía client sẽ cần thực hiện thêm một số thao tác để hoàn tất việc request. Các status code có thể được sử dụng phải kể đến như 301, 303, 304

- 4xx: Thông báo các lỗi từ phía client, các client có thể nhận được các status sau khi truy cập vào một liên kết nào đó với những status code như 400, 401, 402, 403, 404, 405

- 5xx: Thông báo lỗi sever. Các lỗi thường xuất hiện được thông báo để nhận biết như 500, 501, 503

1.5 Http proxy là gì ?

Http proxy là gì ?

Proxy là một máy chủ trung gian kết nối giữa người dùng và internet

Http proxy hay proxy sever chính là cổng kết nối giữa người dùng với internet, chúng ta cũng có thể gọi proxy sever chính là một sever trung gian kết nối giữa người dùng cuối cùng với liên kết mà họ đang truy cập. Mỗi máy chủ proxy như thế này sẽ cung cấp các chính sách bảo mật, riêng tư khác nhau, điều này phụ thuộc vào chính sách của nhà cung cấp máy chủ

Hiện tại Http proxy mang đến các chức năng sau:

- Caching

- Share các kết nối

- Tạo tường lửa & filtering

Lý do các bạn nên sử dụng http proxy là gì ?

- Dựa vào http proxy các bạn có thể kiểm soát được việc truy cập internet, truy cập các liên kết từ các nhân viên của mình hoặc trẻ em

- Http proxy cũng giúp các bạn tiết kiếm được băng thông, qua đó cải thiện tối đa tốc độ load trang

- Đảm bảo vấn đề bảo mật, các thông tin riêng tư

- Hỗ trợ truy cập các tài nguyên bị chặn

Các loại http proxy hiện nay mà các bạn có thể sử dụng:

- Proxy ẩn danh

- Proxy trong suốt

- Proxy mạo danh

- Proxy ẩn danh cao

Để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về Proxy sever này các bạn có thể nhấp vào đây để tham khảo xem nhé

Nếu các bạn đang có ý tưởng làm seo cho website của mình, hãy tham khảo ngay 2 bài viết sau đây:

Cách tạo và tối ưu cấu trúc website hỗ trợ seo hiệu quả

Top 6 cách phân tích đánh giá website chi tiết nhất

2. Https là gì ?

Https là gì ?

Https giúp bảo mật thông tin gửi đi một cách hiệu quả

Nếu như các bạn là một người dung internet thường xuyên các bạn cần hiểu qua một chút về ý nghĩa cũng như cơ chế hoạt động của giao thức https này, điều đó là quan trọng bởi giao thức https này sẽ giúp các bạn giữ được sự an toàn cho các thông tin của mình, đặc biệt khi các bạn truy cập vào các dịch vụ ngân hàng, các trang thương mại điện, https sẽ giúp các bạn chống lại các dạng lừa đảo xuất hiện phổ biến trên mạng

Nói về giao thức http thì khi các bạn kết nối với một trang web nào đó đang sử dụng giao thức này, lúc này trình duyệt sẽ có trách nhiệm tìm đúng địa chỉ IP mà các bạn cần truy cập và kết nối địa chỉ IP này. Khi đó trình duyệt cũng sẽ hiểu rằng các bạn đã kết nối đúng với sever mà các bạn cần kết nối. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây đó chính là các dữ liệu gửi qua giao thức http sẽ không được mã hóa mà vẫn ở dạng văn bản, text bình thường, đó chính là kẽ hở lớn để những người khác có khả năng có thể xem lén, nghe lén những trang web các bạn truy cập, gửi, truyền các dữ liệu

Một hạn chế nữa từ giao thức http đó chính là giao thức này cũng không thể xác minh rằng các bạn có đang truy cập vào đúng trang web mà mình cần truy cập hay không, điều này dẫn đến việc nhiều người dùng truy cập vào phải những trang web dạng lừa đảo gây ra nhiều tổn hại cho chính họ

3. Http và https khác nhau như thế nào ?

Http và https khác nhau như thế nào ?

So sánh sự khác nhau giữa http và https

Mặc dù ở thời điểm hiện tại giao thức https vẫn chưa thể đảm bảo 100% về vấn đề bảo mật tuy nhiên https vẫn giúp khắc phục rất nhiều các vấn đề đến từ http, hay nói cách khác truy cập các trang web https lúc nào cũng an toàn hơn rất nhiều so với các trang web không có bảo mật với http

Với việc truy cập vào máy chủ có bảo mật https, ngay lúc này trình duyệt sẽ nhanh chóng kiểm tra xem chứng thực bảo mật này có đang được cung cấp bởi một đơn vị đáng tín cậy hay không. Điều này có nghĩa rằng khi các bạn truy cập vào trang web của một ngân hàng nào đó, trình duyệt sẽ chủ động xác thực xem thử trang web này đúng là của ngân hàng mà các bạn muốn truy cập

Hiện tại giao thức https có thể nói là hoàn hảo hơn rất nhiều so với http, tuy nhiên giao thức này sẽ vẫn có lỗ hổng, và lỗ hỗng này sẽ được khai thác khi đơn vị cung cấp chứng thực bảo mật này để lọt các website lừa đảo, khi đó các bạn là những người dùng cũng có thể bị lừa từ những website này

Giao thức https bảo mật thông tin rất tốt so với http, đó là sự khác nhau lớn giữa http và https. Với việc truy cập các trang web có chứng thực bảo mật https, lúc này khi các bạn cung cấp các thông tin qua trọng như số thẻ tín dụng, số điện thoại hay địa chỉ mail . . ., các thông tin này sẽ được mã hóa trước khi gửi đi, không còn ở dạng văn bản nữa nên các hacker sẽ rất khó khăn trong việc do tìm thông tin mà các bạn đã cung cấp, qua đó các thông tin của các bạn sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối

Một điều nữa đó chính là việc sử dụng chứng thực bảo mật https hiện tại cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc tối ưu seo dành cho website bởi Google luôn dành sự ưu tiên đối với các trang web mang tính bảo mật cao đối với thông tin người dùng

4. Cách nhận biết trang có chứng thực bảo mật https

Cách nhận biết trang có chứng thực bảo mật https

Https có biểu tượng khóa ngay trên thanh địa chỉ

Đối với các trang có chứng thực bảo mật https thì khi truy cập bên góc trái thanh địa chỉ sẽ xuất hiện thêm biểu tượng khóa. Nếu quan tâm các bạn có thể nhấp vào biểu tượng khóa này để đọc thêm các thông tin về chứng thực bảo mật này

Thông thường đối với các trang sử dụng giao thức http thì giao thức này sẽ được lượt bớt, cũng không có biểu tượng khóa, trên thanh địa chỉ chỉ có tên miền, địa chỉ liên kết. Còn đối với các trang sử dụng giao thức https thì trên thanh địa chỉ lúc nào cũng có biểu tượng khóa và giao thức https. Điều này nhằm giúp tất cả người dùng xác định được rằng việc gửi và truyền dữ liệu trên các trang web này là hoàn toàn bảo mật, các thông tin của bạn sẽ không dễ dàng bị đánh cắp như với các trang web không có chứng thực bảo mật này

Kết luận

Đó là tất cả các thông tin về 2 giao thức http và https mà có thể các bạn đang quan tâm. Hi vọng đó là những thông tin hữu ích mà Báo Giá Quảng Cáo Google đã mang đến cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết ! ! !

Bài viết liên quan

Top 6 Kỹ Thuật Tối ưu Giúp Tăng Tốc Độ Website Wordpress Nhanh

Wordpress là một nền tảng CMS tuyệt vời và là sự lựa chọn tiết kiệm hàng đầu dành cho cá nhân/ doanh nghiệp. Tuy nhiên, không có giải pháp nào hoàn hảo ngay từ đầu, nếu không biết cách tối ưu hóa, bạn vẫn sẽ gặp nhiều rắc rối. Một trong những vấn đề lớn nhất mà nhiều người gặp phải khi tối ưu Wordpress là tốc độ load trang

3 Plugin thống kê truy cập Wordpress miễn phí chính xác nhất

Đúng vậy, một trong những bước không thể thiếu để tối ưu website wordpress là đo lường hiệu suất hoạt động, hay nói khác hơn là thống kê chi tiết về lượt truy cập trên website. Tất cả những thông tin đó chỉ có thể được thu thập nếu bạn có cài đặt plugin thống kê truy cập Wordpress, và chúng là yếu tố quyết định hướng phát triển của website trong tương lai, nếu bạn có kế hoạch thu hút thêm nhiều traffic mới cho website ...
Đánh giá bài viết
Đánh giá trung bình
0
0 đánh giá
Chi tiết đánh giá
5 Sao
0
4 Sao
0
3 Sao
0
2 Sao
0
1 Sao
0
Gửi bình luận và đánh giá sản phẩm
Xem bình luận khác
Thu gọn bình luận
Nội dung bài viết

0